Với sự phát triển của Social Media kéo theo nhu cầu xem video ngày càng tăng lên. Để tiết kiệm thời gian, nhiều người làm nội dung đã chọn cách viết kịch bản bằng AI. Vậy bạn đã biết đâu là những phần mềm viết kịch bản tốt nhất chưa? Nếu chưa hãy cùng Phần mềm Marketing điểm qua những phần mềm viết kịch bản nhanh chóng và hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua nhé!
I. Ưu điểm của phần mềm viết kịch bản
Phần mềm viết kịch bản video là công cụ hữu ích giúp bạn tạo ra những kịch bản video một cách dễ dàng và nhanh chóng. Phần mềm này có nhiều ưu điểm so với cách viết kịch bản truyền thống, bao gồm:
- Tiết kiệm thời gian và công sức: Phần mềm viết kịch bản có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong việc viết kịch bản. Phần mềm này có thể tự động tạo ra các phần tử cơ bản của kịch bản chẳng hạn như nhân vật, bối cảnh và hành động. Điều này giúp bạn tập trung vào việc phát triển câu chuyện và ý tưởng của mình.
- Tăng tính sáng tạo: Phần mềm viết kịch bản video có thể giúp các nhà làm phim tăng tính sáng tạo của mình. Phần mềm này có thể cung cấp cho các nhà làm phim nhiều ý tưởng và gợi ý để tạo ra những kịch bản video độc đáo và hấp dẫn.
- Chỉnh sửa dễ dàng: Các phần mềm viết kịch bản cho phép bạn dễ dàng chỉnh sửa và điều chỉnh kịch bản của video trong trường hợp cần thiết, giúp tạo ra kịch bản hoàn hảo.
- Tăng hiệu suất sản xuất: Nhờ tích hợp các công cụ tự động hóa và mẫu sẵn có, bạn có thể tăng hiệu suất sản xuất video và giảm thời gian cần thiết để tạo nội dung.
- Sử dụng đa nền tảng: Một số phần mềm viết kịch bản cho phép bạn tạo nội dung cho nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm video trực tuyến, quảng cáo, viral video, truyền hình và nhiều loại phương tiện khác.
II. Top 7 phần mềm viết kịch bản hiệu quả nhất
Dưới đây là các các phần mềm hỗ trợ viết kịch bản được nhiều người nhà sáng tạo nội dung lựa chọn hiện nay. Các bạn cùng tìm hiểu nhé.
1. Công cụ AI viết kịch bản – Content AI
Bạn đang gặp khó khăn trong việc nghĩ ra những ý tưởng video thú vị với tư cách một Social Media Marketer hay Content Creator? Đừng lo lắng, Content AI chính là giải pháp tối ưu dành cho bạn. Công cụ AI viết kịch bản tiên tiến này sẽ giúp bạn tìm các chủ đề tuyệt vời nhất cho doanh nghiệp của mình. Từ đó, bạn có thể tạo ra những nội dung thu hút để kết nối với khán giả của mình.
Điểm khác biệt giữa Content AI và các phần mềm viết kịch bản khác là nó tập trung vào các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Instagram Reels, YouTube Shorts và Facebook Reels. Trên hết, Content AI được phát triển bởi một công ty phần mềm marketing với bề dày thành tích.
Bạn có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc bằng cách loại bỏ các phí đại lý (Agency fee) đắt đỏ và tận dụng cùng một phương pháp có thể lặp lại đã áp dụng cho nhiều công ty khác bằng cách sử dụng Content AI. Vì vậy, tại sao không thử Content AI để đẩy mạnh chiến dịch Social Media của mình?
Video hướng dẫn cách viết kịch bản video TikTok bằng Content AI:
Xem thêm:
- Cách viết kịch bản TikTok thu hút và chất lượng nhất
- Mẫu kịch bản livestream TikTok bán hàng hiệu quả, thu hút người xem
2. Phần mềm viết kịch bản AI Writer
AI Writer được thiết kế để phục vụ nhu cầu của những người sáng tạo nội dung đang tìm kiếm giải pháp viết kịch bản toàn diện. Một trong những tính năng chính của AI Writer là “Khả năng thích ứng phong cách”, cho phép phần mềm tạo ra các kịch bản khác nhau từ giọng điệu đàm thoại đến giọng điệu trang trọng. Khả năng thích ứng này đặc biệt hữu ích cho những người sáng tạo muốn kịch bản của họ phù hợp với Brand Voice hoặc đối tượng mục tiêu cụ thể. Hơn nữa, AI Writer cũng tích hợp công cụ hiệu đính, đảm bảo rằng kịch bản vừa hấp dẫn vừa không không mắc lỗi ngữ pháp.
3. Phần mềm Copy AI
Copy AI được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình viết kịch bản, tập trung vào nội dung kỹ thuật số như video YouTube. Phần mềm này được trang bị các thuật toán giúp tạo ra các kịch bản mạch lạc và phù hợp một cách hiệu quả dựa trên các Prompt do người dùng xác định. Một tính năng đáng chú ý của Copy AI là khả năng “Tạo ý tưởng”, trong đó phần mềm gợi ý vô số ý tưởng để khắc phục vấn đề chung là trở ngại của người viết. Bằng cách cung cấp các quan điểm khác nhau cho một chủ đề nhất định, nó sẽ tăng thêm chiều sâu và sự đa dạng cho quá trình viết kịch bản.
4. Phần mềm viết kịch bản Celtx
Celtx là một phần mềm miễn phí có tính năng viết kịch bản, lập kế hoạch sản xuất và quản lý dự án. Nó giúp bạn tổ chức ý tưởng và thông tin của câu chuyện một cách logic và có hệ thống. Celtx cũng cho phép bạn tạo ra lịch trình và ghi chú diễn biến của câu chuyện. Phần mềm này có giao diện đơn giản và dễ sử dụng, cùng với một số tính năng hữu ích, bao gồm hỗ trợ nhiều định dạng kịch bản, kiểm tra chính tả và ngữ pháp, cộng tác trực tuyến và chia sẻ kịch bản.
5. Phần mềm Final Draft
Final Draft là một phần mềm viết kịch bản hàng đầu được sử dụng rộng rãi trong ngành điện ảnh và truyền hình. Nó cung cấp các công cụ mạnh mẽ để viết kịch bản và tạo ra các phiên bản chỉnh sửa. Final Draft hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và định dạng kịch bản khác nhau.
6. Phần mềm Adobe Story
Adobe Story là một phần mềm viết kịch bản trực tuyến, cho phép bạn tạo ra kịch bản từ bất kỳ nơi đâu với kết nối internet. Nó tích hợp với các ứng dụng khác của Adobe như Premiere Pro và After Effects, giúp bạn tạo ra quy trình làm việc liền mạch từ viết kịch bản đến sản xuất video.
7. Phần mềm Fade In
Fade In là một phần mềm viết kịch bản chuyên nghiệp khác, được sáng tạo bởi nhà phát triển Kent Tessman. Nó đã trở thành một trong những công cụ phổ biến cho việc viết kịch bản cho phim, truyền hình, video quảng cáo và nhiều dự án liên quan đến truyền thông và giải trí. Ưu điểm của phần mềm Fade In là: miễn phí, mã nguồn mở, giao diện người dùng trực quan, hỗ trợ nhiều định dạng kịch bản,…
III. Lưu ý khi sử dụng phần mềm viết kịch bản video
Sử dụng các công cụ, phần mềm tích hợp AI để viết các kịch bản video là một trong những cách phổ biến được nhiều content creator áp dụng để việc sản xuất video được diễn ra thuận tiện và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, để sử dụng các phần mềm này một cách hiệu quả, hãy lưu ý một số điều sau:
- Nên đưa cho nhiều mẫu video, mẫu kịch bản và các ví dụ để phần mềm hiểu rõ thêm về kịch bản video mà bạn mong muốn.
- Hãy chia nhỏ các phần intro – thân video – outro một cách riêng biệt để AI không bị quá tải.
- Đọc kỹ lại các kịch bản mà phần mềm đưa ra và chỉnh sửa để có những video kịch bản ưng ý nhất.
Phần mềm viết kịch bản bằng AI chỉ là các công cụ giúp bạn sản xuất và tạo video nhanh hơn, đừng quá phụ thuộc vào những phần mềm này quá nhiều khiến video của bạn mất đi độ chất lượng.
IV. Một số câu lệnh tạo kịch bản video bằng AI
Để giúp bạn có thể tạo các kịch bản video bằng AI dễ dàng và hiệu quả hơn, bạn có thể tham khảo các câu lệnh ChatGPT, Gemini dưới đây của Phần mềm MKT nhé:
1. Prompt tạo kịch bản video ngắn
Mẫu prompt AI tạo kịch bản video ngắn dưới đây rất thích hợp để bạn làm các video ngắn trên TikTok, YouTube Shorts, Reels. Hãy tham khảo thử nhé:
Đóng vai [chuyên gia marketing/người có chuyên môn trong ngành ___] với [X năm kinh nghiệm]. Hãy tạo kịch bản video [X giây] cho [Tên sản phẩm/dịch vụ], tập trung vào:
(1) [Lợi ích 1 – ví dụ: Tiết kiệm 50% thời gian]
(2) [Lợi ích 2 – ví dụ: Thiết kế tiện dụng]
(3) [Lợi ích 3 – ví dụ: Giá thành cạnh tranh]
Yêu cầu:
– Ngôn ngữ [trẻ trung/giản dị/khơi gợi cảm xúc]
– Kết hợp [trend âm nhạc/format viral đang hot trên nền tảng ___]
– Call-to-action rõ ràng: [‘Mua ngay’, ‘Đăng ký tư vấn’, ‘Truy cập website’]
Ví dụ: “Đóng vai chuyên gia ẩm thực với 5 năm kinh nghiệm. Tạo kịch bản video 25 giây cho nồi chiên không dầu, tập trung vào: (1) Giảm 70% dầu mỡ, (2) Nấu 10 món chỉ với 1 nút bấm, (3) Tặng kèm 3 công thức khi mua hàng. Ngôn ngữ vui nhộn, kết hợp nhạc nền ‘Bếp của mẹ’ trend TikTok.”
2. Prompt tạo kịch bản video dài
Nếu bạn muốn tạo các kịch bản video dài trên YouTube thì có thể tham khảo thử prompt dưới đây:
Hãy xây dựng kịch bản video [X phút] về [Chủ đề/Nội dung chính – ví dụ: Cách vận hành máy in 3D], bao gồm:
– Phần mở đầu: [Gây chú ý bằng câu hỏi/statistic/sự kiện nổi bật]
– Phần nội dung:
(1) [Giải thích nguyên lý/đặc điểm nổi bật]
(2) [Hướng dẫn từng bước/Lợi ích ứng dụng thực tế]
(3) [Dẫn chứng khoa học/đánh giá từ chuyên gia (nếu có)]
– Phần kết: [Kêu gọi đăng ký/liên hệ, hashtag chủ đề]
Tone giọng: [Chuyên nghiệp, thân thiện, truyền cảm hứng]
Lưu ý: [Thêm phân cảnh B-roll/Infographic ở đoạn ___]
Ví dụ: “Xây dựng kịch bản video 8 phút về khóa học Digital Marketing, bao gồm: Phần mở đầu: ‘Bạn có biết 80% doanh nghiệp SME thất bại vì thiếu kiến thức Digital Marketing?’; Phần nội dung: (1) Giải thích 4 kênh tiếp thị hiệu quả 2024, (2) Case study tăng 300% doanh thu từ khách hàng A, (3) Phỏng vấn chuyên gia Google Ads; Phần kết: Kêu gọi đăng ký nhận tài liệu miễn phí. Tone giọng chuyên nghiệp.”
3. Prompt tạo kịch bản video cho TVC
Nếu bạn cần tạo kịch bản video cho TVC quảng cáo sản phẩm, dịch vụ thương hiệu thì mẫu prompt dưới đây sẽ giúp bạn thêm xây dựng hình ảnh cực kỳ chi tiết:
Làm việc với tư cách [đạo diễn quảng cáo/chuyên gia sáng tạo nội dung]. Tạo kịch bản TVC [X giây] cho [Tên thương hiệu] với thông điệp chính: [___]. Yêu cầu:
– Cấu trúc [3 act: Mở đầu – Phát triển – Cao trào]
– Nhấn mạnh yếu tố [cảm xúc (hạnh phúc, tự hào)/lợi ích vượt trội]
– Chèn chi tiết: [Logo thương hiệu, slogan, giọng đọc uy tín]
– Tiêu chuẩn kỹ thuật: [Độ phân giải 4K, định dạng HDR (nếu cần)]
Tham khảo phong cách: [TVC Apple/Toyota/Vinamilk…]
Ví dụ: Tạo kịch bản TVC 60 giây cho sữa hạt dinh dưỡng, thông điệp: ‘Sức khỏe từ thiên nhiên – Trao cả yêu thương’. Yêu cầu: Cấu trúc 3 act, nhấn mạnh cảm xúc gia đình, chèn logo và chứng nhận ISO 22000. Tham khảo phong cách TVC Vinamilk.
Kết luận
Trên đây là những phần mềm viết kịch bản tốt nhất mà Phần mềm Marketing muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn lựa chọn được phần mềm phù hợp với nhu cầu của mình. Chúc các bạn thành công!