Customer Value là gì? 7 Cách tăng Customer Value cho doanh nghiệp

5/5 - (3 bình chọn)

Thành công của một thương hiệu chính là việc đem lại những giá trị thiết thực cho khách hàng thông qua sản phẩm/dịch vụ mà họ cung cấp. Giá trị này được gọi là Customer Value. Vậy chính xác Customer Value là gì? Cách đo lường và có những phương pháp làm tăng giá trị này thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Phần Mềm MKT nhé!

I. Customer value là gì?

Customer Value (giá trị khách hàng) là toàn bộ giá trị của một sản phẩm/dịch vụ đối với khách hàng. Đó là thước đo tất cả các chi phí và lợi ích liên quan đến một sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng trải nghiệm bao gồm giá cả, chất lượng và những gì sản phẩm hoặc dịch vụ có thể làm cho khách hàng cụ thể đó.

Customer Value là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh. Nó được đo lường bằng sự hài lòng của khách hàng trong suốt hành trình mua hàng, bao gồm những giá trị mà khách hàng cảm nhận được từ sản phẩm, dịch vụ, giá cả, chất lượng, chăm sóc khách hàng,…

customer value
Customer Value là gì?

Giá trị khách hàng được phân chia thành 4 loại, bao gồm:

  • Giá trị chức năng: Là giá trị khách nhận được sau khi giải quyết được vấn đề thông qua sản phẩm, dịch vụ.
  • Giá trị tiền tệ: Là giá trị khách hàng nhận được sau khi so sánh giá sản phẩm với giá trị sản phẩm mang lại.
  • Giá trị xã hội: Là loại giá trị khi khách hàng được thừa nhận, đánh giá và tôn vinh khi thực hiện hành vi nào đó.
  • Giá trị tâm lý: Là giá trị khi được thể hiện bản thân hoặc tâm trạng tốt lên khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.

Việc đo lường giá trị khách hàng có ý nghĩa quan trọng trong marketing, cụ thể:

  • Đây là hình thức nâng cao của sản phẩm và dịch vụ.
  • Tạo lợi thế trong cạnh tranh trên thị trường.
  • Thúc đẩy quyết định mua hàng của khách.
  • Ảnh hưởng đến mức độ nhận diện thương hiệu doanh nghiệp.
  • Góp phần giúp tăng Loyal Customer – lòng trung thành của khách hàng.

II. Vai trò của Customer Value trong marketing

Giá trị khách hàng là một trong những chỉ số quan trọng của marketing. Sau khi xác định được khái niệm giá trị khách hàng, chúng ta có thể xét đến các vai trò của chỉ số này trong marketing như sau:

  • Tạo lợi thế cạnh tranh: Khách hàng sẽ chọn mua sản phẩm, dịch vụ từ thương hiệu nào mang lại giá trị tốt nhất. Để đạt được lợi thế cạnh tranh, thương hiệu cần cung cấp giá trị vượt trội so với đối thủ. Customer Value giúp xác định những yếu tố nổi bật, như chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng, trải nghiệm khách hàng, giá cả hợp lý, và các lợi ích khác để tạo ra sự khác biệt và thu hút khách hàng.
  • Xác định đối tượng khách hàng: Customer Value giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những yêu cầu, nhu cầu, sở thích, mong muốn và hành vi của khách hàng. Điều này cho phép doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và chiến lược marketing phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Tạo và duy trì mối quan hệ khách hàng: Customer Value là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Khi khách hàng cảm thấy họ nhận được giá trị tốt từ sản phẩm, dịch vụ, họ có xu hướng trung thành và tiếp tục mua hàng từ doanh nghiệp. Việc tạo ra và duy trì mối quan hệ khách hàng bền vững có thể mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp.
  • Đánh giá hiệu quả tiếp thị: Customer Value cung cấp thông tin quan trọng để đánh giá hiệu quả của chiến dịch marketing. Nếu khách hàng không nhận được giá trị từ các hoạt động marketing, họ có thể không quan tâm hoặc không mua hàng. Bằng cách đo lường Customer Value, doanh nghiệp có thể đánh giá xem liệu chiến dịch marketing đang mang lại giá trị đáng kể cho khách hàng hay không.
customer value
Vai trò của Customer Value

III. Cách đo lường giá trị khách hàng trong kinh doanh

Đo lường giá trị khách hàng là cách mà doanh nghiệp thực hiện đánh giá, đo lường để nhận biết mức độ hài lòng khách hàng với sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu. Từ đó doanh nghiệp sẽ đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp để thúc đẩy hành vi khách hàng mua hàng.

customer value
Cách đo lường giá trị khách hàng trong kinh doanh

Để đo lường giá trị khách hàng trong kinh doanh, bạn ứng dụng công thức: Giá trị cảm nhận được = Lợi ích cảm nhận được/Chi phí. Trong đó:

  • Lợi ích cảm nhận được là giá trị sản phẩm, dịch vụ đem đến cho khách hàng bên ngoài yếu tố tính năng. Nó có thể bao gồm giá trị thương hiệu, giá trị xã hội, giá trị cảm nhận.
  • Chi phí là số tiền khách hàng đã bỏ ra để sử dụng sản phẩm.

Hai yếu tố này có mối quan hệ tỉ lệ nghịch nhau. Nếu chi phí tăng thì lợi ích cảm nhận được giảm và ngược lại, nếu chi phí giảm thì lợi ích cảm nhận được tăng lên. Căn cứ vào yếu tố này, doanh nghiệp có thể đưa ra các cách để tăng customer value hiệu quả nhất.

III. 7 Cách tăng customer value cho doanh nghiệp

Thực hiện các cách tăng customer value là điều mà bất ký doanh nghiệp nào cũng đầu tư. Vậy có những cách nào giúp tăng customer value hiệu quả? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây.

customer value
7 Cách tăng Customer Value cho doanh nghiệp

1. Đánh giá trải nghiệm khách hàng

Đầu tiên, doanh nghiệp nên phân tích và đánh giá trải nghiệm khách hàng. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể xác định được mức độ hài lòng của họ về sản phẩm, dịch vụ của mình. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể cải thiện lại hành trình mua hàng một cách phù hợp nhất. Đồng thời, nó sẽ góp phần giúp doanh nghiệp đưa ra giải pháp khắc phục, chiến dịch phù hợp và nâng cao giá trị khách hàng.

Việc này có thể thực hiện bằng cách tạo ra một hành trình khách hàng thông qua phác thảo quy trình hành vi khách hàng. Nó bao gồm việc tìm hiểu quy trình từ khi khách hàng tìm kiếm đến lúc quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Từ đó, doanh nghiệp cũng có thể xác định được các điểm gây xung đột trong toàn bộ hành trình để đưa ra giải pháp khắc phục, chiến dịch phù hợp và nâng cao giá trị khách hàng.

2. Cải thiện hành trình mua hàng

Việc cải thiện hành trình mua hàng là điều cực kỳ quan trọng trong nâng cao giá trị khách hàng. Nói cách khác, cải thiện hành trình mua hàng là việc doanh nghiệp sẽ tìm cách khiến khách hàng mua sản phẩm một cách dễ dàng hơn.

Việc này có thể thực hiện bằng cách tạo ra một hành trình khách hàng thông qua phác thảo quy trình hành vi khách hàng. Nó bao gồm việc tìm hiểu quy trình từ khi khách hàng tìm kiếm đến lúc quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Từ đó, doanh nghiệp cũng có thể xác định được các điểm gây xung đột trong toàn bộ hành trình để đưa ra giải pháp khắc phục, chiến dịch phù hợp và nâng cao giá trị khách hàng.

customer value
Cải thiện hành trình mua hàng

Để cải thiện hành trình khách hàng, doanh nghiệp có thể ứng dụng các kế hoạch, chính sách như: miễn phí vận chuyển, giao hàng siêu tốc, nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng hay thiết kế chính sách đổi trả dễ dàng.

3. Thu thập dữ liệu khách hàng

Tiếp theo, hãy thu thập dữ liệu khách hàng để gia tăng customer value cho thương hiệu. Muốn thực hiện hiệu quả, bạn cần truy cập vào dữ liệu khách hàng cả định lượng và định tính. Sau đó các nhóm quản lý sẽ có thống kê dữ liệu cụ thể để giúp doanh nghiệp đánh giá và đưa ra quyết định phù hợp.

4. Tập trung vào khách hàng trung thành

Để tăng customer value, doanh nghiệp cũng nên tập trung vào khách hàng trung thành. Đây là tệp khách hàng rất “đáng giá” với doanh nghiệp, giá trị khách hàng của tệp này rất cao, và họ cũng nhận được nhiều giá trị từ doanh nghiệp. Vậy nên, bạn càng phải tập trung nâng cao customer value vào nhóm này.

Để thực hiện, bạn có thể áp dụng các chương trình đặc biệt, ưu đãi cho khách hàng thân thiết,… với nhóm đổi tượng này. Điều này không chỉ giúp bạn giữ chân khách hàng mà còn thu hút được nhiều khách hàng mới, nâng cao doanh số cho doanh nghiệp.

5. Phân khúc đối tượng và điều chỉnh chiến lược marketing

Phân khúc đối tượng và điều chỉnh chiến lược marketing cũng là cách tăng customer value nhanh chóng. Đây là cách doanh nghiệp sử dụng dữ liệu khách hàng để xác định các hành vi mua hàng, sau đó thành lập các nhóm khách hàng cụ thể. Điều này giúp doanh nghiệp quyết định vị trí và cách thức quảng cáo sản phẩm của mình một cách hiệu quả.

customer value
Phân khúc đối tượng và điều chỉnh chiến lược marketing

6. Không chỉ tập trung vào giá cả

Để tăng customer value, bạn không nên chỉ tập trung vào giá cả mà còn cần cung cấp những giá trị gia tăng với số tiền ít hơn. Mặc dù chi phí là vấn đề quan trọng nhưng nếu khách hàng nhận được nhiều giá trị thì họ vẫn sẽ sẵn sàng chi trả nhiều hơn để nhận được chất lượng sản phẩm xứng đáng.

Cụ thể, giá trị này được tạo ra từ chất lượng sản phẩm, sự tiện lợi khi sử dụng dịch vụ cho tới hiệu suất và một số lợi ích phi tiền tệ khác. Các yếu tố này cần được kết hợp lại để gia tăng giá trị khách hàng. Từ đó cũng tăng khả năng sự đồng ý trong quyết định mua hàng của khách hàng.

7. Tập trung vào nhận thức thương hiệu

Tiếp theo, bạn có thể tăng nhận thức thương hiệu để tăng customer value cho khách hàng. Nói cách khác, bạn cần thiết lập suy nghĩ, đánh giá tích cực của khách về thương hiệu. Bởi khách hàng có khả năng mua hàng từ những thương hiệu có cá tính và giá trị cốt lõi giống họ.

Vậy nên doanh nghiệp cần có nhiều đóng góp tích cực cho cộng đồng, thực hiện trách nhiệm xã hội. Nhờ đó, khi quyết định mua hàng, khách hàng đã được đáp ứng giá trị xã hội. Và họ cũng có thể tăng sự hài lòng, quyết định mua hàng nhanh chóng hơn.

Kết luận

Như vậy, bài viết trên bạn đã được tìm hiểu về Customer Value là gì và 7 cách tăng Customer Value hiệu quả. Với những chia sẻ trên, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc, giúp bạn nâng cao sự hài lòng, giá trị khách hàng nhanh chóng. Từ đó, bạn có thể góp phần nâng cao doanh thu, giá trị thương hiệu của mình. Đừng quên sử dụng phần mềm bán hàng Facebook miễn phí – MKT Care để tối ưu hóa hoạt động bán hàng online trên Facebook và tăng Customer Vulue hiệu quả nhé. Chúc các bạn thành công!

HIỆU QUẢ – NHANH – DỄ DÙNG là những gì mà sản phẩm của Phần mềm MKT đã, đang và luôn hướng tới. Chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ mọi thông tin hữu ích về Phần mềm MKT. Kết nối ngay để được hỗ trợ MIỄN PHÍ nhanh nhất:

Hotline: 0862.757.222

Group: https://www.facebook.com/groups/807240710504127/

Fanpage: https://www.facebook.com/phanmemmkt.vn

Youtube: https://www.youtube.com/@phanmemmktvn

Tiktok: https://www.tiktok.com/@kenhmkt0dong

Scroll to Top