Khi bạn tìm kiếm “loyal customer” thì Google sẽ trả lại khoảng 95.400.000 kết quả. Điều này chứng tỏ đấy là một chủ đề “hot” và được rất nhiều người quan tâm. Vậy ý nghĩa của loyal customer là gì? Tầm quan trọng của cụm từ này đối với doanh nghiệp là như thế nào? Mời bạn tham khảo thông tin chi tiết ở bài viết dưới đâ y để tìm ra câu trả lời phù hợp nhé!
I. Loyal customer là gì?
Loyal customer là một cụm từ tiếng Anh được dịch nghĩa là khách hàng trung thành. Trong hoạt động kinh doanh, sự trung thành của người tiêu dùng với thương hiệu sẽ được thể hiện thông qua thái độ và hành vi mua hàng của họ. Những khách hàng hàng thường xuyên lựa chọn sản phẩm của bạn thay thì mua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Theo các chuyên gia, lòng trung thành của khách hàng sẽ bắt đầu từ sự hài lòng của họ sau khi trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ. Điều đó sẽ thúc đẩy họ sẵn sàng quay trở lại mua hàng của bạn.
Mức độ trung thành của người tiêu dùng sẽ được xem xét dựa trên các tiêu chí sau:
- Quay trở lại mua hàng nhiều lần. Để nâng cao số liệu này thì chủ doanh nghiệp nên nằm rõ hành vi khách hàng nhé!
- Tần suất sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà họ đã mua.
- Tương tác với thương hiệu của bạn qua nhiều kênh khác nhau.
- Mức độ phản hồi tích cực với các chương trình, sự kiện do bạn tổ chức.
- Khả năng chia sẻ những điểm tích cực về trải nghiệm của họ đến với bạn bè, người thân,… Nhờ đó, ngày càng nhiều khách hàng tiềm năng tìm đến thương hiệu của bạn. Đồng thời góp phần gia tăng doanh số nhanh chóng.
II. Tầm quan trọng của loyal customer với doanh nghiệp
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn doanh số đều đến từ khách hàng cũ. Theo quy tắc 80/20 trong kinh doanh, 80% doanh thu của một công ty sẽ đến từ một bộ phần 20% khách hàng. Điều này có nghĩa 80% doanh thu sẽ đến từ khách hàng cũ đã mua hàng của họ. Nâng cao sự hài lòng của khách hàng chính là một giải pháp duy trì mối quan hệ với người tiêu dùng cũ.
Chính vì thế, sự trung thành của người tiêu dùng là một yếu tố vô cùng quan trọng.
Loyal customer càng lớn sẽ khiến khách hàng cảm thấy tin tưởng vào thương hiệu của bạn. Từ đó, họ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn vào các sản phẩm của bạn cung cấp.
Một số dữ liệu dưới đây sẽ giúp bạn thấy rõ hơn sự quan trọng của loyal customer đối với hoạt động kinh doanh. Cụ thể:
- Tỷ lệ giữ chân khách hàng tăng 5% sẽ gia tăng lợi nhuận từ 25% đến 95%
- 84% người được giới thiệu sẽ quyết định mua sản phẩm từ thương hiệu của bạn.
- Khách hàng được giới thiệu từ người tiêu dùng thân thiết sẽ có giá trị lâu dài lên tới 16% so với những người không được giới thiệu.
- Tỷ lệ khách hàng trung thành tăng 2% sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm khoảng 10% chi phí hoạt động kinh doanh.
Những số liệu này đã phần nào giúp đọc giả giải đáp băn khoăn “tại sao phải chăm sóc khách hàng?”.
III. Tips tăng chỉ số loyal customer hiệu quả
Sau khi nắm được tầm quan trọng của loyal customer đối với doanh nghiệp, chắc hẳn bạn đang muốn biết cách tăng chỉ số khách hàng trung thành rồi đúng không? Dưới đây là một số tips giúp bạn cải thiện chỉ số loyal customer hiệu quả đã được nhiều chuyên gia áp dụng. Cụ thể:
1. Đưa ra trải nghiệm khách hàng đáng nhớ
Tạo ra một trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ cho khách hàng khi tương tác với doanh nghiệp của bạn. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp dịch vụ tận tâm và chất lượng cao, đảm bảo rằng khách hàng được đối xử đặc biệt và nhận được sự chăm sóc tận tâm. Hãy tạo ra các trải nghiệm gây ấn tượng, như sự đón tiếp nhiệt tình, phục vụ nhanh chóng và chuyên nghiệp, hay các sự kiện độc đáo và không quên được.
2. Hiểu và ghi nhớ thông tin cá nhân của khách hàng
Để xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, hãy chú ý lắng nghe và hiểu rõ hơn về họ. Ghi lại thông tin cá nhân quan trọng, như tên, sở thích, lịch sử mua hàng, và lưu trữ chúng trong hệ thống quản lý khách hàng của bạn. Khi tương tác với khách hàng, hãy sử dụng thông tin này để tạo ra một trải nghiệm tùy chỉnh và cá nhân hơn. Ví dụ, gửi cho khách hàng lời chào hỏi cá nhân, giới thiệu các sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với sở thích của họ.
3. Cung cấp giá trị bổ sung
Để thu hút và giữ chân khách hàng, hãy cung cấp những điều mà họ không tìm thấy ở nơi khác. Điều này có thể là thông tin hữu ích, hướng dẫn sử dụng, các bài viết chuyên sâu, hay tài liệu giáo dục liên quan đến lĩnh vực của doanh nghiệp. Bằng cách cung cấp giá trị bổ sung như vậy, bạn không chỉ tạo ra sự quan tâm và tín nhiệm từ khách hàng, mà còn đặt mình là nguồn tài nguyên đáng tin cậy và đáng giá.
4. Xây dựng chương trình khách hàng trung thành
Tạo ra một chương trình loyal customer hấp dẫn để khuyến khích khách hàng tiếp tục mua hàng và tương tác với doanh nghiệp của bạn. Chương trình này có thể bao gồm ưu đãi đặc biệt, giảm giá, điểm thưởng, quà tặng hay các loại phần thưởng khác dành riêng cho khách hàng trung thành. Đảm bảo chương trình được thiết kế một cách hấp dẫn, dễ hiểu và dễ tham gia, và đảm bảo rằng các phần thưởng có giá trị thực tế và hấp dẫn đối với khách hàng.
5. Tương tác và giao tiếp định kỳ
Duy trì một liên lạc liên tục và định kỳ với khách hàng để duy trì mối quan hệ. Gửi email, tin nhắn hay thông báo cho khách hàng để chia sẻ tin tức mới, khuyến mãi, sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Hãy tạo sự tương tác thông qua mạng xã hội, trong nhóm cộng đồng hoặc qua các kênh truyền thông khác để khách hàng có thể gửi phản hồi, đặt câu hỏi và thể hiện ý kiến của mình. Điều này giúp tạo một môi trường giao tiếp hai chiều và cho phép bạn hiểu rõ hơn nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
6. Khuyến khích phản hồi và đánh giá
Khách hàng thường có nhu cầu được nghe và chia sẻ ý kiến của mình. Tạo một môi trường khuyến khích khách hàng phản hồi và đánh giá về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Có thể là qua hệ thống đánh giá trực tuyến, email khảo sát hoặc góp ý trực tiếp. Tận dụng phản hồi này để cải thiện chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo sự tin cậy trong lòng khách hàng.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ thông tin về định nghĩa và tầm quan trọng của loyal customer. Đừng quên áp dụng những thông tin này vào công việc của bạn nhé! Chúc bạn thành công!