8 kinh nghiệm quản lý bán hàng các chủ doanh nghiệp cần có

5/5 - (1 bình chọn)

Kiến thức và kinh nghiệm quản lý bán hàng sẽ giúp người kinh doanh dễ dàng hơn trên con đường phát triển thương hiệu và bán hàng. Ở bài viết này, Phần mềm MKT sẽ chia sẻ với bạn các kinh nghiệm quản lý bán hàng mà các chủ doanh nghiệp cần có. Bạn nhớ theo dõi và cập nhật nhé!

1. Định vị thương hiệu – Kinh nghiệm quản lý bán hàng

Để bắt đầu kinh doanh trên lĩnh vực nào đó, việc đầu tiên của bạn là phải định vị thương hiệu của mình. Muốn định vị được thương hiệu, bạn cần phải nghiên cứu thị trường và các đối thủ cạnh tranh chính trong ngành hàng của mình. 

Ví dụ đơn giản cho bạn dễ hiểu. Chằng hạn bạn kinh doanh mặt hàng nước giải khát cho mùa hè. Bạn cần phải xác định bạn kinh doanh nước đóng chai hay nước ép trái cây. Nếu kinh doanh nước đóng chai, các đối thủ chính của bạn se là các quán tạp hóa hay siêu thị ,… bán các sản phẩm nước đóng chai. Ngược lại, nếu kinh doanh nước ép trái cây, đối thủ chính của bạn sẽ là các cửa hàng đồ uống, quán cà phê,… Sau khi bạn xác định được các đối thủ cạnh tranh chính, công việc cuối của bạn là định vị thương hiệu của bạn với đối thủ qua các yếu tố như giá cả, chất lượng sản phẩm hay chất liệu,…

Định vị thương hiệu so với đối thủ
Định vị thương hiệu so với đối thủ

2. Xác định mục tiêu, định hướng cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp kinh doanh cần có định hướng và mục tiêu rõ ràng. Mục tiêu cơ bản nhất khi kinh doanh đó chính là doanh số. Sau đó, để doanh nghiệp phát triển trên con đường dài thì cần có các định hướng và mục tiêu rõ ràng hơn. Ví dụ như mục tiêu phát triển thương hiệu, tăng nhận diện thương hiệu trên các nền tảng, mở rộng cơ sở sản xuất, mở rộng quy mô doanh nghiệp,…

Những định hướng trên sẽ giúp bạn định hình được hướng đi đúng đắn và biết rõ được cần phải chuẩn bị những điều gì để đạt được mục đích trên. 

Xác định định hướng cho doanh nghiệp
Xác định định hướng cho doanh nghiệp

3. Lập kế hoạch bán hàng cụ thể

Bạn có thể dựa vào mục tiêu phát triển của thương hiệu để đưa ra một kế hoạch bán hàng cụ thể và chi tiết. Bên cạnh đó, hãy xác định thêm xu hướng thị trường để đưa ra các chiến lược bán hàng kịp thời. Kế hoạch bán hàng cũng bao gồm các yếu tố nhỏ bên trong như: sản phẩm, nội dung triển khai,… Nếu bạn chưa có khả năng lập ra một kế hoạch bán hàng, hãy tham khảo của các đối thủ cạnh tranh của chính thương hiệu.

Lập kế hoạch bán hàng
Lập kế hoạch bán hàng

4. Quản lý nhân sự thực hiện

Nhân sự đóng vai trò quan trọng trong quy trình vận hành và phát triển thương hiệu. Cách quản lý nhân sự sẽ tác động tích cực tới sự thành công của doanh nghiệp. Kỹ năng này cần phải có của một chủ doanh nghiệp. Luôn theo dõi, đánh giá và khích lệ nhân viên và phát triển khả năng của họ. Hãy có các phần thưởng xứng đáng cho các nỗ lực của họ. 

Nếu bạn không có nguồn lực đủ mạnh để thuê đội ngũ nhân viên, bạn có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ đăng bài viết, sản phẩm lên các nền tảng mạng xã hội. Điều này giúp sản phẩm của bạn tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.

Quản lý nhân sự thực hiện
Quản lý nhân sự thực hiện

5. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

ĐIều cần thiết và quan trọng đó chính là xây dựng quan hệ với khách hàng. “Khách hàng là thượng đế”, vì thế chăm sóc khách hàng tốt trước, trong, sau khi sử dụng sản phẩm sẽ giúp bạn tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng của mình. Ngoài ra, bạn cũng nên thu thập thông tin khách hàng để phục vụ cho chiến lược marketing trong tương lai.

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

6. Sử dụng công cụ, phần mềm hỗ trợ

Trong thời kỳ công nghệ số hiện nay, việc bán hàng hay kinh doanh online không thể bỏ qua các phần mềm hỗ trợ bán hàng hiệu quả. Những công việc đơn giản như đăng tải sản phẩm, seeding cho bài viết hay viral nội dung sẽ hiệu quả hơn khi sử dụng các phần mềm tự động. Chúng giúp bạn tiết kiệm thời gian và nhân lực một cách triệt để mà vẫn đạt hiệu quả cần thiết.

Phần mềm MKT Viral
Phần mềm đăng video hàng loạt – MKT Viral

7. Quản lý kho hàng và sản phẩm

Kiểm tra hàng tồn kho và các quy trình xuất hàng hóa kho hàng giúp bạn nắm rõ được các thông tin quan trọng trong quá trình vận chuyển và quản lý kho hàng. Bên cạnh đó bạn nên theo dõi chất lượng sản phẩm sau các lần nhập nguyên liệu để tìm kiếm nguồn nguyên liệu chất lượng với giá cả hợp lý.

Quản lý kho hàng
Quản lý kho hàng

8. Phân tích, đánh giá và đo lường doanh thu

Công đoạn cuối cùng trong cách quản lý bán hàng đó chính là phân tích và đánh giá chiến lược bán hàng sau những giai đoạn cụ thể. Đánh giá và đo lường để bạn có góc nhìn tổng quan sau 1 giai đoạn. Công việc này giúp bạn phát hiện các lỗi và khắc phục một cách kịp thời. Một số yếu tố bạn nên đánh giá như: chiến lược tiếp cận khách hàng, cách phân phối sản phẩm, quy trình chăm sóc khách hàng, nguồn hàng,…

Phân tích đánh giá, đo lường
Phân tích đánh giá, đo lường

Kết luận

Trên đây, Phần mềm MKT đã chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm quản lý bán hàng cơ bản cần có khi bắt đầu xây dựng một thương hiệu. Ngoài ra, để phát triển thương hiệu bền vững thì cũng cần củng cố nhiều kiến thức bán hàng thực chiến khác. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.

HIỆU QUẢ – NHANH – DỄ DÙNG là những gì mà sản phẩm của Phần mềm MKT đã, đang và luôn hướng tới. Chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ mọi thông tin hữu ích về Phần mềm MKT. Kết nối ngay để được hỗ trợ MIỄN PHÍ nhanh nhất:

Hotline: 0862.757.222

Group: https://www.facebook.com/groups/807240710504127/

Fanpage: https://www.facebook.com/phanmemmkt.vn

Youtube: https://www.youtube.com/@phanmemmktvn

Tiktok: https://www.tiktok.com/@kenhmkt0dong

Scroll to Top