Action Plan là gì? 6 Bước lập Action Plan đem lại hiệu quả cao

Đánh giá post

Trong hành trình phát triển cá nhân hay quản lý doanh nghiệp, một action plan đóng vai trò như chiếc la bàn định hướng. Vậy action plan là gì và làm thế nào để xây dựng một cách hiệu quả nhất ? Hãy cùng Phần mềm MKT 0 đồng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

I. Action plan là gì?

Action plan là một kế hoạch hành động được thiết lập nhằm cụ thể hóa các mục tiêu thành các bước triển khai cụ thể, có trình tự rõ ràng và có thể đo lường được.

Trong tiếng Việt, action plan là gì có thể hiểu đơn giản là “kế hoạch hành động” – một công cụ giúp bạn biết rõ phải làm gì, khi nào, ai làm và làm thế nào. Khác với plan thông thường chỉ mang tính định hướng, action plan giúp hiện thực hóa mục tiêu thông qua:

  • Các bước hành động cụ thể
  • Người thực hiện
  • Thời hạn hoàn thành
  • Tài nguyên và công cụ hỗ trợ
  • Cách thức đánh giá hiệu quả
Action Plan là gì
Action Plan là gì

II. Lợi ích của việc xây dựng action plan

Việc xây dựng một action plan rõ ràng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bạn như:

  • Tập trung mục tiêu: Giúp bạn không bị phân tâm, biết mình đang hướng tới điều gì.
  • Theo dõi tiến độ: Dễ dàng đo lường quá trình thực hiện, đánh giá hiệu quả từng giai đoạn.
  • Phân chia công việc rõ ràng: Hỗ trợ làm việc nhóm hiệu quả, tránh chồng chéo trách nhiệm giữa các thành viên trong nhóm. 
  • Chủ động ứng phó rủi ro: Nhờ có các phương án dự phòng  trước các bước hành động, bạn có thể xử lý tình huống tốt hơn.
  • Tăng hiệu suất làm việc: Mọi nguồn lực được sử dụng đúng cách, đúng thời điểm.
Lợi ích của việc xây dựng action plan
Lợi ích của việc xây dựng action plan

III. Các thành phần chính của một bản action plan

Một bản action plan hoàn chỉnh thường bao gồm các yếu tố sau:

  • Mục tiêu cụ thể: Nên tuân theo nguyên tắc SMART (cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, thực tế, có thời hạn).
  • Danh sách các bước hành động: Chi tiết từng việc cần làm để đạt mục tiêu.
  • Người chịu trách nhiệm: Giao việc rõ ràng cho từng cá nhân hoặc bộ phận.
  • Thời hạn hoàn thành: Mỗi đầu việc cần có deadline cụ thể.
  • Nguồn lực cần thiết: Bao gồm nhân sự, tài chính, công cụ, phần mềm hỗ trợ,…
  • Chỉ số đánh giá (KPIs): Giúp đo lường kết quả, xác định mức độ hoàn thành công việc.
Các thành phần của một bản action plan
Các thành phần của một bản action plan

IV. Các bước của kế hoạch hành động – Action plan steps

Để xây dựng một action plan hiệu quả, bạn có thể tham khảo, tận dụng  theo quy trình từng bước sau.

  • Bước 1: Xác định mục tiêu SMART:  Một mục tiêu tốt nên cụ thể, đo lường được, có khả năng thực hiện và giới hạn thời gian. 
  • Bước 2: Liệt kê các bước hành động: Tách mục tiêu thành các bước nhỏ hơn, có thể thực hiện theo tuần hoặc tháng.
  • Bước 3: Phân công trách nhiệm: Giao từng việc cụ thể cho đúng người phụ trách. Tránh giao chung chung khiến không ai chịu trách nhiệm.
  • Bước 4: Đặt thời hạn cho từng bước: Không nên để “vô thời hạn”, vì điều đó dễ khiến mọi việc bị trì hoãn hoặc bỏ dở giữa chừng.
  • Bước 5: Dự trù nguồn lực và rủi ro: Cần bao nhiêu nhân sự, công cụ nào, ngân sách ra sao,… Đồng thời, liệt kê các rủi ro có thể gặp và phương án xử lý.
  • Bước 6: Theo dõi và điều chỉnh. Dùng biểu mẫu, phần mềm quản lý như Trello, Notion, Excel,…để cập nhật tiến độ, đánh giá hiệu quả, và điều chỉnh khi cần.
Các bước của kế hoạch hành động
Các bước của kế hoạch hành động

Ví dụ cụ thể: Action plan cho chiến dịch marketing online

Một doanh nghiệp muốn gia tăng lượt truy cập website và thu hút khách hàng tiềm năng trong vòng 1 tháng.

  • Mục tiêu: Tăng 1.000 lượt khách truy cập website và tạo 100 cuộc trò chuyện chất lượng trên Facebook trong vòng 30 ngày.
  • Bước hành động:
    • Viết và đăng 4 bài viết chuẩn SEO xoay quanh từ khóa chính về sản phẩm/dịch vụ.
    • Chạy 2 chiến dịch quảng cáo Facebook (1 chiến dịch kéo traffic, 1 chiến dịch remarketing).
    • Tổ chức mini game trên fanpage để tăng tương tác và viral tự nhiên.
  • Người phụ trách:
    • Content: Viết bài SEO và nội dung fanpage.
    • Ads: Thiết lập và tối ưu quảng cáo Facebook.
    • Designer: Thiết kế banner quảng cáo, ảnh bài viết, minigame.
  • Thời gian thực hiện:
    Từ ngày 01/08 đến 31/08 (chia thành 2 phase: Giai đoạn thu hút traffic và giai đoạn remarketing).
  • KPIs:
    • Website đạt 1.000 lượt truy cập từ các kênh marketing.
    • Tối thiểu 100 lượt inbox khách hàng thật (không tính seeding).
    • Tỷ lệ click (CTR) từ quảng cáo đạt trên 3%.
    • Tỷ lệ chuyển đổi inbox/web từ traffic tối thiểu đạt 10%.

V. Top 4 mẫu action plan nên tham khảo 

Để tiết kiệm thời gian và triển khai dễ dàng hơn, bạn có thể sử dụng các mẫu action plan được thiết kế sẵn dưới dạng file Excel, Google Sheet hoặc PDF

Top 4 mẫu action plan nên tham khảo
Top 4 mẫu action plan nên tham khảo

1. Mẫu action plan cho marketing

Phù hợp với các hoạt động như chạy quảng cáo, seeding, xây dựng content plan, phát triển kênh social hoặc ra mắt sản phẩm mới.

Mục tiêu Đầu việc Người phụ trách Deadline KPIs Ghi chú
Tăng 5.000 lượt truy cập website Viết 10 bài SEO Content Team 10/08 5.000 traffic Đăng mỗi 2 ngày
Tăng follow fanpage Tổ chức minigame Marketing Team 12/08 +1.000 follow Quà tặng: e-voucher

2. Mẫu action plan cho quản lý dự án

Dùng cho các team vận hành hoặc startup khi triển khai dự án mới. Mẫu tập trung vào timeline, milestone và người chịu trách nhiệm chính.

Hạng mục Công việc Trạng thái Người phụ trách Ngày bắt đầu Ngày kết thúc Tiến độ (%)
Giai đoạn 1 Thiết kế UI Đang làm Design 01/08 05/08 60%
Giai đoạn 2 Lập trình chức năng A Chưa làm Dev Team 06/08 12/08 0%

3. Mẫu action plan theo tuần 

Giúp cá nhân hoặc team theo dõi các công việc theo tuần, dễ dàng lên lịch theo ngày và ưu tiên.

Thứ Công việc chính Ưu tiên Người thực hiện Trạng thái Ghi chú
Thứ 2 Chuẩn bị nội dung quảng cáo Cao Hoàn thành Đã đăng
Thứ 3 Quay video review sản phẩm Trung  Hưng Đang làm Dự kiến up thứ 5

4. Mẫu action plan cá nhân (Personal Action Plan)

Phù hợp cho học sinh, sinh viên hoặc những ai đang lên kế hoạch phát triển bản thân theo mục tiêu ngắn – trung hạn.

Mục tiêu cá nhân Hành động cụ thể Thời gian thực hiện Tự đánh giá Trạng thái
Học 30 từ vựng tiếng Anh mỗi tuần Học mỗi ngày 5 từ + luyện app 01–07/08 80% Đã làm
Chạy bộ 5km 3 lần/tuần Chạy sáng thứ 2 – 4 – 6 01–31/08 100% Đang duy trì

Xem thêm: 

VI. Một số lưu ý khi lập action plan

Dù đã có đầy đủ các bước triển khai, nhưng bạn vẫn nên lưu ý những điều sau để đảm bảo kế hoạch đạt hiệu quả tối đa nhất: 

  • Tránh đặt mục tiêu mơ hồ: Ví dụ “tăng doanh thu” không rõ ràng bằng “tăng doanh thu 20%”.
  • Không bỏ qua yếu tố đo lường: Mỗi hành động nên gắn với KPI cụ thể.
  • Luôn theo sát tiến độ: Dễ dàng nhận biết vấn đề để điều chỉnh kịp thời.
  • Cập nhật linh hoạt: Kế hoạch nên linh hoạt với biến động thực tế.

Kết luận

Một bản action plan giúp bạn không chỉ vạch ra con đường đạt mục tiêu, chủ động quản lý tiến độ, nâng cao hiệu quả làm việc và giảm thiểu rủi ro. Việc lên kế hoạch hành động rõ ràng là bước đầu tiên để biến ý tưởng thành kết quả thực tế. Chúc các bạn thành công!

HIỆU QUẢ – NHANH – DỄ DÙNG là những gì mà sản phẩm của Phần mềm MKT đã, đang và luôn hướng tới. Chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ mọi thông tin hữu ích về Phần mềm MKT. Kết nối ngay để được hỗ trợ MIỄN PHÍ nhanh nhất:

Hotline: 0862.757.222

Group: Cộng Đồng Phần mềm MKT

Fanpage: Phần mềm MKT

Youtube: Phần mềm MKT

Tiktok: kenhmkt0dong

Scroll to Top