Để có một chiến dịch Facebook Ads thành công, việc đầu tiên bạn cần làm là nắm rõ được các chỉ số đo lượng hiệu quả quảng cáo. Vậy những chỉ số đo lường nào là quan trọng? Hãy cùng Phần Mềm Marketing tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!
I. Chỉ số đo lường hiệu quả quảng cáo là gì?
Chỉ số đo lường hiệu quả quảng cáo là chỉ số sử dụng để đo lường và theo dõi hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo trên Facebook, Instargram và Audience Network mà bạn đang chạy.
Những chỉ số này cón thể định lượng bằng các con số cụ thể, chi tiết. Mục tiêu của việc đo lường hiệu quả quảng cáo là xác định xem chiến dịch quảng cáo có đóng góp vào mục tiêu kinh doanh của bạn hay không và nếu có, thì mức độ nó đóng góp như thế nào.
II. Tầm quan trọng của việc đo lường hiệu quả quảng cáo
Đo lường hiệu quả quảng cáo là một phần quan trọng của quá trình quản lý chiến dịch quảng cáo và có nhiều lý do quan trọng để thực hiện việc này:
- Xác định sự thành công: Bằng cách theo dõi các chỉ số hiệu suất sẽ giúp bạn xác định xem chiến dịch quảng cáo của bạn có đạt được mục tiêu hay không. Nếu bạn không đo lường, bạn sẽ không biết liệu tiền bạn đầu tư vào quảng cáo có đáng giá hay không.
- Tối ưu hóa chi phí: Việc đo lường hiệu quả quảng cáo giúp bạn xác định những chiến dịch quảng cáo, quảng cáo cụ thể và mục tiêu đối tượng hiệu quả nhất. Điều này giúp bạn tiết kiệm chi phí bằng cách chỉ đầu tư vào những phần của chiến dịch có khả năng sinh lợi cao.
- Cải thiện quảng cáo: Khi bạn theo dõi và đánh giá hiệu quả, bạn có thể phát hiện ra những điểm yếu chiến dịch và điều chỉnh chúng để cải thiện kết quả. Điều này có thể bao gồm việc thay đổi nội dung, hình ảnh, hoặc cách tiếp cận đối tượng mục tiêu.
- Đưa ra quyết định chiến lược: Thông tin từ việc đo lường hiệu quả quảng cáo giúp bạn đưa ra các quyết định chiến lược dựa trên dữ liệu thực tế. Bạn có thể điều chỉnh ngân sách, kênh quảng cáo, hoặc mục tiêu để đảm bảo bạn đang đầu tư vào những chiến dịch có khả năng thành công cao nhất.
- Để cải thiện hiệu quả của các chiến dịch trong tương lai: Bằng cách phân tích dữ liệu từ các chiến dịch Facebook Ads trước, bạn có thể học hỏi và cải thiện hiệu quả của các chiến dịch trong tương lai.
III. Chỉ số đo lường hiệu quả quảng cáo với hiệu suất (Performance Metrics)
1. Kết quả (Result)
Đây là chỉ số quan trọng nhất hiển thị tổng số lần mà chiến dịch quảng cáo của bạn đạt được mục tiêu mong muốn. Chỉ số này sẽ thay đổi dựa trên loại chiến dịch và mục tiêu bạn cài đặt.
Kết quả thường sẽ là một chỉ số được chuyển đổi. Ví dụ như lần bắt đầu cuộc trò chuyện qua tin nhắn, lượt mua hàng trên trang web hoặc số khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên nếu bạn đang chạy một chiến dịch nâng cao mức độ nhận biết về thương hiệu, dịch vụ, bạn có thể lấy số người tiếp cận, lưu lượng truy cập hoặc số lượt hiển thị làm mục tiêu cuối của mình.
Kết quả đạt được trên mỗi quảng cáo
2. Chi phí trên mỗi kết quả (CPR)
CPR là chỉ số thể hiện chi phí trung bình trên mỗi kết quả từ quảng cáo.
Công thức tính: Tổng chi phí quảng cáo / số lượng kết quả.
Trên các kênh Quảng cáo trả phí (PPC) khác, chỉ số này tương tự như “Chi phí cho mỗi hành động” hay còn gọi là CPA.
Như đã đề cập ở trên, kết quả cho chiến dịch có thể là Lượt tương tác với bài viết, lượt thích Trang,… Nó sẽ khác nhau dựa trên mục tiêu của chiến dịch quảng cáo bạn thực hiện.
Nhưng bất kể mục tiêu quảng cáo của bạn là gì, CPA là chỉ số Facebook Ads quan trọng nhất để đo lường hiệu quả quảng cáo.
Nếu một chiến dịch có CPA là 300.000 VNĐ cho một khách hàng mới, nhưng mỗi khách hàng chỉ có giá trị 150.000 VNĐ, bạn biết chiến dịch quảng cáo của bạn đang có lợi nhuận âm và đang hoạt động không hiệu quả. Từ đó bạn cần phải biết tối ưu lại chi phí đầu tư của doanh nghiệp.
CPA rất khác nhau tùy theo từng ngành. Wordstream đã thu thập dữ liệu CPA cho Facebook chỉ ra mức chi phí có thể tối ưu thấp tới 7.85 USD trong lĩnh vực giáo dục và cao tới 55 USD trong lĩnh vực công nghệ.
Chi phí trên mỗi kết quả
3. Tỷ lệ kết quả
Tỷ lệ kết quả là tỷ lệ phần trăm kết quả bạn đạt được trên tổng số lượt xem quảng cáo của bạn.
Thông thường, tỷ lệ kết quả thường được gọi là tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) trên các nền tảng quảng cáo kỹ thuật số khác khi “Kết quả” là khách hàng hoặc hành động.
Công thức tính: Số kết quả / số lần hiển thị.
Tỷ lệ kết quả
4. Số tiền đã chi tiêu
Số tiền đã chi tiêu là tổng số tiền bạn đã chi tiêu cho quảng cáo trong khoảng thời gian đã chọn.
Bạn cần theo dõi số tiền đã chi tiêu để có thể kiểm soát ngân sách, số tiền đã chi tiêu trong ngày để kiểm soát ngân sách tốt hơn.
Số tiền đã chi tiêu cho quảng cáo
5. ROAS (Lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo)
ROAS là lợi nhuận mà bạn thu về trên chi tiêu quảng cáo, giúp các doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả của chiến dịch từ đó phân tích, tối ưu quảng cáo trong tương lai.
Công thức tính: ROAS = (Lợi nhuận / Chi phí quảng cáo) x 100%
Nếu bạn đang chạy một chiến dịch thương mại điện tử và theo dõi doanh số của mình bằng Meta Pixel,… Bạn có thể theo dõi ROAS trực tiếp trong quảng cáo Facebook. Đối với các chiến dịch khác, bạn sẽ phải tự tính toán tối ưu dựa trên giá trị của từng kết quả đạt được.
6. Tỷ suất hoàn vốn (ROI)
Return on Investment (ROI) được hiểu là tỷ suất hoàn vốn hay tỷ lệ lợi nhuận từ quảng cáo Facebook. Đây là một trong những chỉ số quan trọng giúp bạn đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo Facebook, và nó được sử dụng để đánh giá mức độ lợi nhuận bạn thu được từ việc đầu tư vào quảng cáo. Chỉ số này giúp bạn biết được liệu chiến dịch quảng cáo của bạn có mang lại lợi nhuận hay không và nếu có, thì mức độ lợi nhuận đó như thế nào.
Công thức tính: ROI = (Lợi nhuận – Chi phí quảng cáo) / Chi phí quảng cáo
ROI giúp bạn đánh giá xem liệu việc đầu tư vào quảng cáo có đáng giá hay không và có giúp bạn đạt được lợi nhuận không. Nó là một trong những chỉ số quan trọng để quyết định về việc tiếp tục hoặc điều chỉnh chiến dịch quảng cáo của bạn.
IV. Chỉ số phân phối (Delivery Metrics)
1. Lượt tiếp cận
Lượt tiếp cận (Reach) là số người đã nhìn thấy quảng cáo của bạn. Đây là một trong những chỉ số quan trọng quan trọng mà bạn cần phải lưu ý. Khi phải sử dụng thông tin này bạn sẽ thấy được những quảng cáo của mình phù hợp với đối tượng mục tiêu như thế nào. Từ đó bạn sẽ cải thiện được chiến lược tiếp cận đối tượng của mình.
Những công cụ dùng để phân tích các phương tiện truyền thông mạng xã hội cung cấp dữ liệu mang tính toàn diện hơn so với các ứng dụng gốc. Ví dụ: phạm vi tiếp cận trung bình theo nội dung hoặc phạm vi tiếp cận được Fanpage của bạn.
Có một thông số dễ bị nhầm lẫn với “Lượt tiếp cận” là “Lươtj hiển thị”. Lượt hiển thị là số lần nội dung hiển thị nhưng lại hiển thị nhiều lần cho cùng 1 người. Chính vì thế, khi bài đăng hiển thị 3 lần nhưng thực tế chỉ có 1 người nhìn thấy bài đăng đó, nghĩa là lượt tiếp cận bằng 1.
Hơn nữa, phạm vi tiếp cận trên Facebook được chia thành 2 loại, một là tự nhiên và một là trả phí. Lượt tiếp cận trả phí là lượt tiếp cận bạn có được nhờ chạy quảng cáo, còn lượt tiếp cận tự nhiên là những lượt tiếp cận miễn phí mà Facebook chủ động phân phối nội dung của bạn đến những người thích hợp.
2. Lượt hiển thị
Lượt hiển thị (Impression) là số lần quảng cáo được hiển thị trên màn hình của người dùng.
Quảng cáo được hiển thị càng nhiều thì nhận thức về thương hiệu, dịch vụ của bạn càng cao. Quảng cáo của bạn sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.
Nhưng đừng nhầm lẫn giữa lượt hiển thị và người xem. Lượt hiển thị là số lượt quảng cáo của bạn được xuất hiện trên màn hình, còn lượng người xem là tổng số những đối tượng đã xem quảng cáo của bạn.
Một người người có thể nhìn thấy quảng cáo của bạn 5 lần. Điều này sẽ tính là 5 lần hiển thị, nhưng chỉ tính 1 lần đối với người xem.
Bạn cần tìm hiểu xem số lần hiển thị quảng cáo của bạn trên các nền tảng phát hành để biết được nơi quảng cáo của bạn được hiển thị nhiều nhất để phân tích, tối ưu mang lại hiệu quả nhất.
Số lượt hiển thị quảng cáo
3. CPM (Chi phí trên mỗi 1.000 lần hiển thị)
CPM tức là chi phí trung bình bạn bỏ ra cho 1.000 lần hiển thị.
Nhìn chung, CPM là một chỉ số phổ biến trên Digital Ads. Nó đo lường hiệu quả đầu tư cho một chiến dịch quảng cáo. Đây cũng chính là một chỉ số đo lường tuyệt vời để so sánh hiệu quả quảng cáo giữa các bên phát hành và các chiến dịch quảng cáo khác nhau.
Nó cũng hữu ích trong việc hiểu giá cả đang dao động thế nào cho vị trí quảng cáo bạn đã chọn. Nên nhớ rằng, quảng cáo Facebook Ads là một hệ thống đấu giá. CPA của bạn có đang tăng vì đối tượng mục tiêu của bạn trở nên cạnh tranh hơn không? Hay là vì tỷ lệ kết quả của bạn đang giảm mạnh?
Chi phí trên mỗi 1.000 lượt hiển thị
Nhìn vào CPM để xác định, tìm hiểu xem vị trí quảng cáo của bạn có trở nên đắt hơn không. Cũng như so sánh hiệu quả của mức chi phí giữa các nền tảng. Từ đó, bạn có thể tối ưu chi phí đầu tư mang lại kết quả tốt nhất cho chiến dịch quảng cáo của bạn.
Công thức tính: CPM = Chi phí quảng cáo x 1.000 / số lần hiển thị.
4. Tần suất (Frequency)
Tần suất (Frequency) là số lần trung bình mỗi người nhìn thấy quảng cáo.
Đây cũng là chỉ số đặc biệt quan trọng để đo lường hiệu quả quảng cáo Facebook nếu bạn có phạm vi tiếp cận khách hàng mục tiêu rất hẹp.
Mặc dù người dùng thường xem quảng cáo nhiều lần trước khi thay đổi. Nhưng nếu họ đã xem quảng cáo trên 5 lần, bạn có thể đang làm quá tải đối tượng của mình và cần mở rộng phạm vi tiếp cận.
Tần suất một người thấy quảng cáo của bạn
Hãy theo dõi tần suất và phân tích dữ liệu, nhưng nên nhớ rằng:
Cuối cùng nếu tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate) của bạn vẫn cao, có lẽ bạn vẫn chưa làm quá tải khách hàng của mình. Quảng cáo của bạn vẫn mang lại hiệu quả.
Công thức tính: Tần suất = Số lần hiển thị / Số người tiếp cận.
V. Đo lường hiệu quả quảng cáo với các chỉ số hành động (Engagement Metrics)
1. Hành động của các đối tượng
Là chỉ số đo lường số người đã thực hiện hành động trên quảng cáo của bạn.
Chỉ số hành động của đối tượng bổ sung cho số lượt xem. Chỉ số này đo lường số lượng người đã tham gia cùng doanh nghiệp của bạn sau khi xem quảng cáo.
2. Lượt tương tác với bài viết
Số lượt tương tác trên một bài viết bao gồm lượng thích, bình luận, chia sẻ, … Tương tác với bài viết cho thấy quảng cáo của bạn có liên quan đến đối tượng mục tiêu. Theo dõi chỉ số này giúp bạn triển khai chiến dịch quảng cáo hoạt động tốt, hiệu quả hơn.
Số lượt tương tác với bài viết
3. Bình luận về bài viết
Số lượt bình luận về bài quảng cáo của bạn. Số lượng bình luận trong bài đăng tính tất cả các bình luận mà người dùng đã thực hiện trên quảng cáo của bạn khi quảng cáo đang chạy.
Nếu bạn chạy chiến dịch Lượt thích Trang, chỉ số này cũng bao gồm bình luận trên các bài đăng khác trên Trang của bạn được tính cho quảng cáo của bạn.
Số lượt bình luận về bài viết
4. Số lượt chia sẻ bài viết
Số lượt chia sẻ bài quảng cáo của bạn (Hay tất cả bài viết, trong một số trường hợp).
Mọi người có thể chia sẻ quảng cáo và bài đăng của bạn lên Dòng thời gian của chính họ hoặc bạn bè của họ, trong nhóm và trên Trang của chính họ.
Các lượt chia sẻ được đánh giá cao hơn bất kỳ Chỉ số tương tác xã hội nào khác (Tương tác và Bình luận). Và lượt chia sẻ đưa ra tín hiệu cho Facebook rằng quảng cáo của bạn có lượng người xem phù hợp. Và Facebook sẽ thưởng cho nhà quảng cáo bằng mức chi phí thấp hơn cho mỗi kết quả.
Số lượt chia sẻ bài viết
5. Lượt Click vào liên kết
Số lượt click vào liên kết trong quảng cáo dẫn đến đích đến mà nhà quảng cáo chỉ định, trong hoặc ngoài các tài sản thuộc sở hữu của Facebook.
Chỉ số đếm lượt click được quy cho quảng cáo của bạn đưa đến các đích đến hoặc trải nghiệm được chọn. Ví dụ, đích đến có thể bao gồm:
- Trang web.
- Cửa hàng ứng dụng hoặc liên kết sâu đến ứng dụng.
- Click để gọi.
- Click để nhắn tin.
- Bản đồ/đường đi.
- Cửa hàng.
- Mẫu tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
- Marketplace.
- Lượt click vào liên kết đến trang cá nhân Instagram dành cho quảng cáo thu hút lượt xem trang này.
- Trải nghiệm bản dùng thử.
- Video ra mắt trải nghiệm Xem & Lướt xem.
- Video do trang web khác lưu trữ (bao gồm video nhúng trong quảng cáo trên Bảng tin nhưng được lưu trữ trên nền tảng video như YouTube hoặc Vimeo).
Số lượt click vào liên kết
6. CTR (Tỷ lệ nhấp vào liên kết)
CTR là tỷ lệ phần trăm số người nhìn thấy quảng cáo của bạn và thực hiện click vào liên kết.
CTR là một trong những chỉ số đo lường quan trọng nhất. Vì nó tác động đến Điểm chất lượng quảng cáo (Relevance Score) của bạn. CTR càng cao chứng tỏ quảng cáo của bạn đang hoạt động tốt, được mọi người quan tâm, yêu thích.
CTR trung bình cho tất cả các ngành trên Facebook Ads chỉ là 0,9%.
Ví dụ về CTR
7. CPC (Chi phí trên mỗi lượt click vào liên kết)
CPC là chi phí trung bình cho mỗi lượt click vào liên kết.
Mức phí mà bạn phải trả cho mỗi lượt click vào liên kết sẽ bị ảnh hưởng bởi CTR. CTR càng cao, số tiền bạn phải trả cho mỗi lượt nhấp vào liên kết càng thấp.
CPC (Chi phí trên mỗi lượt click vào liên kết)
8 . Số lượt thích Trang
Số lượt thích Fanpage Facebook bao gồm từ chiến dịch quảng cáo.
Chỉ số này tính Số lượt Thích trang bao gồm trực like trực tiếp trên Fanpage và thông qua nút Lượt thích Trang trên quảng cáo.
VI. Các chỉ số tương tác với video (Video Engagement Metrics)
1. Lượt phát video trong tối thiểu 3 giây
Số lượt phát video trong tối thiểu 3 giây hoặc gần hết toàn bộ thời lượng nếu video dài dưới 3 giây.
Ví dụ: Video của bạn dài 2 giây mà người dùng xem quảng cáo đó trong 1,94 giây thì vẫn được tính là một lượt xem quảng cáo.
Số lượt xem video tối thiểu mỗi 3 giây
2. Chi phí trên mỗi lượt phát video trong tối thiểu 3 giây
Là chi phí trung bình cho mỗi lượt phát video trong tối thiểu 3 giây.
Chỉ số này được tính bằng Tổng chi phí / số lượt phát video trong tối thiểu 3 giây.
3. Lượt phát video trong tối thiểu 10 giây
Số lượng người xem video quảng cáo của bạn trong tối thiểu 10 giây hoặc 97% tổng thời lượng nếu video ngắn hơn 10 giây. Thời gian phát lại video cho 1 lượt hiển thị không được tính thêm.
Ví dụ: Nếu video quảng cáo của bạn dài 5 giây và người dùng xem 4,85 giây thì sẽ được tính là 1 lượt xem.
4. Chi phí trên mỗi lượt phát video trong tối thiểu 10 giây
Là chi phí trung bình cho mỗi lượt xem video 10 giây.
Chỉ số này được tính bằng Tổng chi phí / số lượt phát video trong tối thiểu 10 giây.
5. Tỷ lệ phần trăm video đã xem
Tỷ lệ phần trăm trung bình của video quảng cáo mà mọi người đã xem.
Tỷ lệ này được tính bằng tỷ lệ phần trăm trung bình video được xem/ tổng số lượt xem video.
6. Số lượt phát 25% thời lượng video
Tổng số lần video của bạn được xem 25% thời lượng, bao gồm cả khi người dùng tua nhanh đến thời điểm này.
7. Số lượt phát 50% thời lượng video
Tổng số lần video của bạn được xem 50% thời lượng, bao gồm cả khi người dùng tua nhanh đến thời điểm này.
8. Số lượt phát 75% thời lượng video
Tổng số lần video của bạn được xem 75% thời lượng, bao gồm cả khi người dùng tua nhanh đến thời điểm này.
9. Số lượt phát 95% thời lượng video
Tổng số lần video của bạn được xem 95% thời lượng, bao gồm cả khi người dùng tua nhanh đến thời điểm này.
10. Số lượt phát 100% thời lượng video
Tổng số lần video của bạn được xem 100% thời lượng, bao gồm cả khi người dùng tua nhanh đến thời điểm này.
VII. 4 chỉ số không quá quan trọng của Facebook Ads
Ngoài những chỉ số quan trọng ở trên, dưới đây là những chỉ số mà bạn có thể bỏ qua. Cùng tìm hiểu nhé.
1. Người xem
Nếu bạn không chi quá nhiều tiền để chạy quảng cáo mỗi ngày, thì bạn đừng quan tâm đến lượng người xem quảng cáo. Thay vào đó bạn hãy quan tâm tới những người đã thực sự tương tác, phản hồi lại bài quảng cáo của bạn.
2. Số lần nhấp (tất cả)
Bạn không nên quá quan tâm vào số lần nhấp vào quảng cáo của bạn. Bởi bất kỳ bài quảng cáo nào cũng có số lần nhấp cao vì nó được tính ngay cả khi người dùng không click vào liên kết trong quảng cáo. Đồng nghĩa với việc hầu hết số lần nhấp vào quảng cáo đó không mang lại lợi ích gì cho bạn.
3. Lượt phát video
Đây thực chất là một chỉ số quan trọng để biết được video quảng cáo của bạn có được yêu thích hay không. Tuy nhiên, với tính năng tự động phát video của Facebook, nếu người dùng không lướt qua video của bạn đủ nhanh thì vẫn được tính là 1 lượt xem video. Do đó, 1 lượt xem được tính đó không chắc là 1 lượt xem thực sự.
4. Điểm liên quan
Kể từ khi điểm liên quan được giới thiệu, các nhà quảng cáo đã lo lắng về chúng trong một thời gian dài. Nhưng hầu như mọi người không thu thập được nhiều thông tin từ chỉ số này.
Trên thực tế, có rất nhiều quảng cáo hoạt động tốt khi có điểm liên quan thấp và ngược lại. Do đó, bạn không cần quá lo lắng về chỉ số này mà hãy quan tâm đến các chỉ số khác như tỷ lệ kết quả, CPC, CTR,… để đánh giá hiệu quả quảng cáo của mình một cách chính xác hơn.
Kết luận
Trên đây là một số chỉ số đo lường hiệu quả quảng cáo Facebook quan trọng mà Phần Mềm Marketing tổng hợp. Hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn trong quá trình triển khai chiến dịch quảng cáo của mình. Chúc các bạn thành công!