Growth Marketing là gì? Case-study thành công của Growth Marketing

5/5 - (2 bình chọn)

Growth Marketing là một khái niệm có lẽ đã không còn xa lạ với những người làm marketing. Đây là một phương pháp tiếp cận nhằm thu hút và giữ chân khách hàng được nhiều doanh nghiệp lớn như Spotify, Hubspot, Airbnb,… áp dụng và mang tới hiệu quả ngoài mong đợi. Vậy Growth Marketing là gì? Hãy cùng Phần mềm Marketing tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

I. Growth Marketing là gì?

Growth Marketing (Tiếp thị tăng trưởng) là một phương pháp tiếp thị giúp doanh nghiệp tiếp cận, thu hút, tương tác và giữ chân khách hàng thông qua việc thử nghiệm và cung cấp các thông điệp cá nhân hóa dựa trên sở thích và hành vi của họ.

Khái niệm Growth Marketing được ra đời từ năm 2010, bởi doanh nhân Sean Ellis, khi ông muốn tìm một ứng viên marketing cho công ty. Ông muốn ứng viên này không chỉ là một người chỉ quan tâm để tỷ lệ chuyển đổi mà còn là một người trú trọng đến việc phát triển cơ sở dữ liệu khách hàng một cách nhanh chóng. Từ đó, Growth Marketing đã được áp dụng phổ biến trong các công ty khởi nghiệp SaaS.

Growth Marketing là gì?
Growth Marketing là gì?

Nhờ những hiệu quả tăng trưởng vượt trội mà Growth Marketing đã nhanh chóng trở thành chiến lược phổ biến đối với những người làm kinh doanh.

Chiến lược Growth Marketing không chỉ giúp phát triển dữ liệu người dùng cho doanh nghiệp, mà còn giúp tăng tỷ lệ giữa chân khách hàng và mang đến trải nghiệm tốt nhân cho khách hàng. Bằng cách tập trung vào việc phát triển mối quan hệ với khách hàng, phương pháp thị này giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin và lòng trung thành từ phía họ và giúp doanh nghiệp duy trì lợi nhuận trong dài hạn.

Hơn nữa, các chiến lược Growth Marketing có thể thực hiện trên nhiều kênh như Social Media, Email Marketing, quảng cáo trực tuyến và blog. Tuy nhiên, để triển khai thành công, doanh nghiệp cần phải có một kế hoạch chi tiết và hiểu rõ mục tiêu của mình. Việc theo dõi, đánh giá hiệu quả của chiến lược cũng rất quan trọng để đưa ra những biện pháp điều chỉnh và tối ưu hóa chiến lược trong dài hạn.

II. 3 thành phần cốt lõi của Growth Marketing

Dưới đây là các thành phần chính của Growth Marketing:

1. Tiếp thị đa kênh

Tiếp thị đa kênh (Cross-channel marketing) là một chiến lược liên quan đến việc tương tác với cả khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại thông qua nhiều phương tiện hoặc kênh tiếp thị khác nhau. Các doanh nghiệp sử dụng tiếp thị đa kênh để xác định các phương pháp và cách tiếp cận tốt nhất với nhiều loại khách hàng khác nhau.

Các kênh tiếp thị có thể bao gồm:

  • Email Marketing.
  • SMS Marketing.
  • Push Notification.
  • Ứng dụng di động.
  • Social Media posts.
  • Podcast.
  • Website.
Tiếp thị đa kênh (Cross-channel marketing)
Tiếp thị đa kênh (Cross-channel marketing)

Khi áp dụng Cross-channel marketing vào Growth Marketing đòi hỏi doanh nghiệp cần phải tập trung vào người dùng cá nhân để từ đó hiểu được sở thích giao tiếp của họ và xây dựng một chiến dịch tiếp thị phù hợp.

2. A/B Testing

A/B testing, thử nghiệm đa biến, là một trong những hoạt động cốt lõi của chiến lược Growth Marketing. A/B testing có thể được sử dụng ở một số định dạng, bao gồm Email Marketing, landing page, quảng cáo trên mạng xã hội và các định dạng khác. Các Growth Marketer có thể sử dụng A/B testing để xác định phiên bản tốt nhất của một chiến lược, chương trình hay một loại nội dung tiếp thị cụ thể. Sau khi các Growth Marketer tìm ra biến thể nào có thành công tốt nhất trong việc tiếp cận, thu hút và giữ chân khách hàng, họ có thể cải thiện biến thể đó trong các chiến dịch trong tương lai. Thử nghiệm A/B thường bao gồm việc thử nghiệm hai biến thể giống nhau với nhiều nhóm nhỏ đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp bạn, và đôi khi nhiều loại khách hàng khác nhau có thể phản hồi tốt nhất với các chiến thuật khác nhau.

A/B Testing
A/B Testing

Ví dụ: giả sử doanh nghiệp của bạn muốn cải thiện tần suất khách hàng tương tác với quảng cáo trên mạng xã hội. Các Growth Marketer có thể tạo 2 quảng cáo khác nhau cho doanh nghiệp của bạn, chẳng hạn như về giọng điệu hoặc thiết kế, đồng thời nhắm mục tiêu từng quảng cáo đến các phân khúc đối tượng khác nhau. Nếu một quảng cáo hoạt động tốt hơn thanh thiếu niên và quảng cáo kia hoạt động tốt hơn với các chuyên gia trẻ tuổi, thì Growth marketers có thể tiếp tục phát triển và cải thiện các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội khác nhau cho từng phân khúc đối tượng.

3. Vòng đời khách hàng

Vòng đời khách hàng (Customer Lifecycle) là hành trình tính từ thời điểm khách hàng bắt đầu tìm hiểu, tương tác, mua hàng hoặc chuyển đổi và tái tương tác với công ty của bạn. Để đơn giản hóa, có 3 giai đoạn quan trọng trong vòng đời khách hàng mà các Growth Marketer tập trung vào: Kích hoạt (Activation), nuôi dưỡng (Nurture) và kích hoạt lại (Reactivation). Mỗi giai đoạn đóng một vai trò cụ thể, là yếu tố góp phần tạo nên trải nghiệm của khách hàng và thường được đánh dấu bằng một chiến dịch cụ thể.

  • Giai đoạn kích hoạt: Là giai đoạn đầu tiên của vòng đời nơi các công ty tìm cách kích hoạt sự chú ý và quan tâm của người tiêu dùng. Các Growth Marketer nhắm mục tiêu khách hàng và các chiến dịch chào mừng, giới thiệu, dùng thử và các chiến dịch khác để tạo dựng sự quen thuộc và uy tín của doanh nghiệp.
  • Giai đoạn nuôi dưỡng: Là nơi các doanh nghiệp nuôi dưỡng và thu hút khách hàng để củng cố mối quan hệ. Giai đoạn này thường chiếm phần lớn doanh thu tiếp thị đa kênh mà khách hàng nhận được từ các thương hiệu: bán hàng, khuyến mãi, bản tin, cập nhật gần đây,…
  • Giai đoạn kích hoạt lại: Là giai đoạn cuối cùng doanh nghiệp tập trung vào việc tái tương tác. Đây là giai đoạn mà các công ty kích hoạt lại sự tương tác của khách hàng để thúc đẩy tỷ lệ giữ chân và lòng trung thành thông qua các chiến dịch như: sau mua hàng, hậu mãi, chăm sóc khách hàng cũ,…
Vòng đời khách hàng (Customer Lifecycle)
Vòng đời khách hàng (Customer Lifecycle)

Không có giai đoạn nào vượt trội hơn giai đoạn khác về tầm quan trọng. Khách hàng sẽ tiến triển một cách tự nhiên trong vòng đời này với tốc độ của riêng họ, nhưng các Growth Marketer sẽ chủ động đáp ứng nhu cầu thay đổi của họ bằng cách sử dụng một loạt các chiến dịch theo nhu cầu cụ thể.

III. Cách xây dựng chiến lược Growth Marketing hiệu quả

Để chiến lược Growth Marketing thành công, bạn có thể tìm hiểu các bước triển khai dưới đây:

1. Xác định khách hàng mục tiêu

Tương tự như các chiến dịch marketing khác, bước trước tiên bạn cần làm là xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp của bạn muốn nhắm đến. Khách hàng mục tiêu có thể là phụ nữ, nam giới, người lớn tuổi, nhóm trí thức,… Xác định chính xác nhóm khách hàng mục tiêu sẽ giúp chiến dịch Growth Marketing của mình hướng đến đúng trọng tâm, đúng đối tượng và tránh lãng phí ngân sách và thời gian.

Xác định khách hàng mục tiêu
Xác định khách hàng mục tiêu

2. Tìm hiểu khách hàng tiềm năng

Bởi mục tiêu cốt lõi của Tiếp thị tăng trưởng là tạo mối quan hệ bền vững với khách hàng nên bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng về đối tượng tiềm năng muốn hướng đến. Bằng cách nghiên cứu nhân khẩu học, sở thích, thói quen và nhu cầu cụ thể bạn có thể tìm được các nhóm khách hàng phù hợp để liên hệ với họ.

Bạn có thể tạo ra các cuộc khảo sát nhỏ, phỏng vấn online, trò chuyện trực tiếp hoặc qua tin nhắn,… để có thể ghi nhận các phản hồi của khách hàng. Còn nếu chưa có hệ thống kinh doanh trực tuyến, bạn có thể thực hiện ngay tại cửa hàng bằng cách cung cấp chiết khấu, tặng quà để lấy ý kiến của khách hàng.

3. Lựa chọn kênh triển khai

Việc lựa chọn kênh triển khai đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ mỗi đối tượng khách hàng, mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ phù hợp với các nền tảng khác nhau. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhiều nền tảng khác nhau đã ra đời. Nổi bật trong số đó là các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Instagram, TikTok, YouTube, Zalo, Twitter,… Cần xem xét đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn tập trung nhiều trên nền tảng nào để xây dựng kênh truyền thông và tiếp cận họ nhanh chóng.

Lựa chọn kênh marketing phù hợp
Lựa chọn kênh marketing phù hợp

Ngoài các kênh mạng xã hội, bạn nên tham khảo thêm Email Marketing, Blog và Website để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Những nền tảng này cho phép bạn kiểm soát toàn quyền truy cập thông tin, bạn có thể đưa ra bất kỳ thông tin nào bạn muốn. Đối với Email Marketing, bạn có thể tạo ra các loại mục tiêu khác nhau cho từng đối tượng mục tiêu để tăng hiệu quả quảng cáo.

4. Tạo nội dung phù hợp cho từng kênh

Sau khi xác định được kênh tiếp cận phù hợp, việc tiếp theo bạn cần làm là xây dựng nội dung thật hiệu quả, thu hút để truyền tải tới khách hàng. Bạn nên thử nghiệm nhiều loại nội dung khác nhau cho tới khi tìm ra được nội dung mang lại tương tác và tỷ lệ chuyển đổi cao nhất.

Hãy dựa vào những số liệu thống kê có sẵn từ các nền tảng để đánh giá loại nội dung nào đang thúc đẩy doanh thu tốt nhất. Tiếp đến hãy trình bày chúng thành nhiều bài viết khác nhau. Tùy theo từng nền tảng mà bài đăng cũng cần có các yếu tố phù hợp như video, hình ảnh, bài viết cho Facebook; video cho YouTube và TikTok,…

5. Kiểm tra kết quả để đo lường và cải thiện ROI

Growth Marketing tập trung chủ yếu vào việc phân tích số liệu thống kê để đo lường hiệu quả của chiến dịch. Vì vậy, bạn cần thường xuyên cập nhật và đánh giá hiệu quả của từng nội dung được triển khai để có cái nhìn tổng thể nhất.

Không phải tất các các chiến dịch marketing đều thành công nhanh chóng, tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bạn cần phải kiểm tra, đánh giá những điều phù hợp và những điều chưa phù hợp, cần cải thiện của chiến dịch.

Kiểm tra đo lường và cải thiện ROI
Kiểm tra đo lường và cải thiện ROI

Các loại số liệu thường liên quan đến các chiến dịch Growth Marketing thành công bao gồm:

  • Tỷ lệ đăng ký.
  • Doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu tiền từ chi tiêu liên quan đến quảng cáo.
  • Tỷ lệ giữ chân khách hàng.
  • Tần suất khách hàng mở email.
  • Các chỉ số đo hiệu suất nội dung, chẳng hạn như mức độ tương tác.
  • Chi phí bao nhiêu để có được một khách hàng.
  • Tỷ lệ khách hàng rời bỏ, đồng nghĩa với việc mất đi khách hàng.
  • Chi phí để chuyển đổi khách hàng truy cập thành khách hàng trả tiền là bao nhiêu.

MKT Data – Phần mềm quét UID Facebook hàng loạt sẽ sẽ giúp bạn xác định chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Công cụ quét UID group, fanpage, profile Facebook tự động dựa trên những nhu cầu của người dùng. Từ đó, tạo điều kiện xây dựng tệp data khách hàng chất lượng nhanh chóng. Sử dụng phần mềm MKT Data sẽ giúp bạn tối ưu hóa chiến dịch Growth Marketing một cách hiệu quả.

Những tính năng nổi bật của phần mềm MKT Data:

  • Tìm ID nhiều group Facebook theo từ khóa. Quét ID bài viết, UID thành viên nhóm, UID tài khoản tương tác bài viết nhóm.
  • Quét UID người dùng tương tác với bài viết trên fanage. Tìm ID fanpage theo tự khóa tự động.
  • Quét UID bạn bè, followers của profile bất kỳ.
  • Quét UID comment bài viết, lọc UID comment livestream Facebook tự động.

Video giới thiệu phần mềm MKT Data:

IV. Sự khác biệt giữa Growth Marketing và Growth Hacking

Growth Marketing và Growth Hacking là hai khái niệm thường được sử dụng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, trên thực tế lại có một số khác biệt giữa hai phương pháp này.

Growth Marketing là một phương pháp tiếp thị tập trung vào việc thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp thông qua việc khai thác các kênh và nguồn lực hiện có. Growth Marketing sử dụng các chiến lược và công cụ sáng tạo để thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng hiện tại và tăng doanh thu.

Growth Hacking là một phương pháp tiếp thị tập trung vào việc tăng trưởng nhanh chóng thông qua việc sử dụng các chiến lược sáng tạo và không tốn kém. Growth Hacking thường tập trung vào việc tìm kiếm các “lỗ hổng” trong thị trường và khai thác chúng để thu hút khách hàng.

Sự khác biệt giữa Growth Marketing và Growth Hacking
Sự khác biệt giữa Growth Marketing và Growth Hacking

Một số khác biệt chính giữa Growth Marketing và Growth Hacking bao gồm:

  • Tầm nhìn: Growth Marketing tập trung vào việc thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp một cách bền vững, trong khi Growth Hacking tập trung vào việc tăng trưởng nhanh chóng.
  • Phương pháp: Growth Marketing sử dụng một loạt các chiến lược và công cụ, trong khi Growth Hacking thường tập trung vào một số chiến lược cụ thể.
  • Thời gian: Growth Marketing là một phương pháp dài hạn, trong khi Growth Hacking có thể được sử dụng để đạt được tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian ngắn.

Nhìn chung, Growth Marketing là một phương pháp tiếp thị toàn diện hơn, trong khi Growth Hacking là một tập hợp các chiến lược cụ thể để đạt được tăng trưởng nhanh chóng.

V. Case-study về chiến lược Growth Marketing thành công

Dưới đây là một số ví dụ về các chiến dịch Growth Marketing thành công của các thương hiệu lớn. Các bạn cùng tham khảo nhé.

1. Airbnb

Airbnb là một công ty startup với mô hình kết nối những người cần thuê nhà, phòng nghỉ, khách sạn với những người cho thuê trên khắp thế giới thông qua ứng dụng di động tương tự như ứng dụng đặt xe Uber.

Airbnb đã sử dụng một chiến lược Growth Marketing tập trung vào việc xây dựng cộng đồng. Chiến lược này đã giúp Airbnb tạo ra một nền tảng cho phép người dùng chia sẻ kinh nghiệm và hình ảnh về các địa điểm lưu trú của họ. Điều này đã giúp Airbnb tạo ra một cộng đồng người dùng tích cực và nhiệt tình, từ đó khuyến khích họ sử dụng dịch vụ của mình.

Case-study về chiến lược Growth Marketing của Airbnb
Case-study về chiến lược Growth Marketing của Airbnb

Dưới đây là một số chiến lược cụ thể mà Airbnb đã sử dụng:

  • Tạo ra một nền tảng cho phép người dùng chia sẻ kinh nghiệm và hình ảnh về các địa điểm lưu trú của họ. Airbnb đã tạo ra một nền tảng cho phép người dùng chia sẻ hình ảnh, video và câu chuyện về các địa điểm lưu trú của họ. Điều này đã giúp Airbnb tạo ra một cộng đồng người dùng tích cực và nhiệt tình, từ đó khuyến khích họ sử dụng dịch vụ của mình.
  • Khuyến khích người dùng giới thiệu bạn bè. Airbnb có một chương trình giới thiệu bạn bè cho phép người dùng nhận được khoản tín dụng khi giới thiệu bạn bè của họ sử dụng dịch vụ. Chiến dịch này đã giúp Airbnb nhanh chóng tăng cơ sở người dùng của mình.
  • Tổ chức các sự kiện và hội nghị để kết nối người dùng với nhau. Airbnb tổ chức các sự kiện và hội nghị để kết nối người dùng với nhau. Điều này đã giúp Airbnb xây dựng mối quan hệ với người dùng và khuyến khích họ sử dụng dịch vụ của mình.

Chiến lược Growth Marketing của Airbnb đã rất thành công. Điều này đã giúp Airbnb tạo nên một trong những thay đổi vượt bậc cho ngành công nghiệp khách sạn (Hospitality), đồng thời cạnh tranh trực tiếp với mô hình khách sạn truyền thống. Hiện nay, Airbnb đã có mặt tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

2. Dropbox

Dropbox là một công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây có trụ sở chính tại San Francisco, Hoa Kỳ. Khi mới thành lập, Dropbox đã sử dụng một chiến lược Growth Hacking thành công để thu hút khách hàng mới. Chiến lược này bao gồm:

  • Cung cấp 250GB dung lượng lưu trữ miễn phí cho người dùng mới. Bằng cách cung cấp dung lượng lưu trữ miễn phí, Dropbox đã giúp người dùng mới trải nghiệm sản phẩm của họ mà không cần phải trả bất cứ khoản phí nào. Điều này đã giúp Dropbox thu hút được nhiều người dùng thử và khuyến khích họ sử dụng dịch vụ của mình sau khi hết dung lượng miễn phí.
  • Khuyến khích người dùng giới thiệu bạn bè và nhận thêm dung lượng lưu trữ miễn phí.  Bằng cách khuyến khích người dùng giới thiệu bạn bè, Dropbox đã tạo ra một mạng lưới người dùng đang phát triển. Mỗi khi một người dùng giới thiệu bạn bè của họ sử dụng Dropbox, họ sẽ nhận được thêm dung lượng lưu trữ miễn phí. Điều này đã giúp Dropbox nhanh chóng tăng cơ sở người dùng của mình.
Ví dụ về chiến lược Growth Hacking của Dropbox
Ví dụ về chiến lược Growth Hacking của Dropbox

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn Growth Marketing là gì cũng như cách thức để tạo ra một chiến lược Growth Marketing thành công. Hy vọng bài viết của Phần mềm Marketing sẽ mang đến cho các bạn thông tin hữu ích để triển khai các chiến dịch marketing phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình. Chúc các bạn thành công!

HIỆU QUẢ – NHANH – DỄ DÙNG là những gì mà sản phẩm của Phần mềm MKT đã, đang và luôn hướng tới. Chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ mọi thông tin hữu ích về Phần mềm MKT. Kết nối ngay để được hỗ trợ MIỄN PHÍ nhanh nhất:

Hotline: 0862.757.222

Group: https://www.facebook.com/groups/807240710504127/

Fanpage: https://www.facebook.com/phanmemmkt.vn

Youtube: https://www.youtube.com/@phanmemmktvn

Tiktok: https://www.tiktok.com/@kenhmkt0dong

Scroll to Top