Trong quá trình chạy quảng cáo, việc nợ tiền Facebook Ads không phải là chuyện hiếm gặp. Tuy nhiên, nhiều nhà quảng cáo thắc mắc nợ tiền Facebook Ads nhiều có bị sao không? Bài viết dưới đây, Phần mềm MKT sẽ chia sẻ về cơ chế hoạt động của Facebook Ads và cách xử lý hiệu quả.
I. Cách hoạt động của Facebook Ads
Facebook Ads hoạt động theo mô hình trả sau. Bạn chạy quảng cáo trước, sau đó Facebook sẽ tổng kết chi phí và trừ tiền vào ngưỡng thanh toán hoặc cuối chu kỳ thanh toán.
- Khi bạn tạo chiến dịch, Facebook sẽ cho phép quảng cáo hoạt động đến khi đạt ngưỡng chi tiêu.
- Sau đó, hệ thống sẽ tự động trừ tiền từ phương thức thanh toán bạn đã liên kết như thẻ Visa/Mastercard, ví điện tử, PayPal, MoMo…
- Nếu giao dịch thất bại, bạn sẽ bắt đầu nợ tiền quảng cáo Facebook.
II. Một số nguyên nhân nợ tiền Facebook ads
Những lý do phổ biến dẫn đến việc nợ tiền quảng cáo Facebook mà bạn cần lưu ý:
-
- Thẻ thanh toán hết tiền hoặc bị từ chối: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất.
- Dùng thẻ Visa ảo không hợp lệ: Thẻ ảo dễ bị Facebook đánh giá là gian lận.
- Không theo dõi ngân sách quảng cáo: Chi tiêu vượt mức mà bạn không kiểm soát.
- Lỗi hệ thống thanh toán của Facebook hoặc ngân hàng
- Tạo nhiều tài khoản chạy quảng cáo không hợp lệ (via, BM, clone…).
III. Nợ tiền Facebook Ads nhiều có bị sao không?
Câu trả lời là Có. Mặc dù Facebook không lập tức xử lý bạn khi nợ một số tiền nhỏ, nhưng nếu nợ nhiều hoặc cố tình không thanh toán, bạn có thể đối mặt với các hậu quả sau khi nợ tiền Facebook Ads:
- Tài khoản quảng cáo bị vô hiệu hóa: Facebook sẽ khóa tài khoản để ngăn bạn tiếp tục chạy ads.
- Hạn chế tạo tài khoản quảng cáo mới: Những tài khoản khác trong Business Manager cũng có thể bị ảnh hưởng.
- Mất uy tín tài khoản: Facebook có cơ chế đánh giá nếu bạn nợ lâu có thể khiến tài khoản bị gắn cờ xấu.
- Không thể chạy quảng cáo trên các tài khoản khác dùng cùng thẻ thanh toán.
- Nguy cơ bị Facebook theo dõi và cấm vĩnh viễn nếu bị phát hiện gian lận hoặc cố tình lách luật
Xem thêm: Tất tần tật về chạy quảng cáo bùng trên Facebook Ads
IV. Top 4 cách xử lý khi nợ tiền quảng cáo Facebook hiệu quả
Nếu bạn biết cách xử lý kịp thời những khoản tiền chưa thanh toán cho quảng cáo Facebook thì khả năng phục hồi và tiếp tục sử dụng Facebook Ads vẫn rất cao.
1. Kiểm tra tình trạng nợ trong Trình quản lý quảng cáo
Để kiểm tra, bạn cần đăng nhập vào: Trình quản lý quảng cáo của tài khoản -> truy cập mục Thanh toán -> chọn Lịch sử thanh toán (Danh sách các giao dịch, hóa đơn, trạng thái thanh toán sẽ hiện rõ). Nếu có mục Chưa thanh toán, thì đây chính là khoản nợ mà Facebook chưa thu được từ tài khoản của bạn.
2. Kiểm tra lại phương thức thanh toán đã sử dụng
Sau khi xác định được khoản nợ, hãy kiểm tra lại thẻ thanh toán bạn đã liên kết với tài khoản. Có một số tình huống phổ biến khiến giao dịch bị từ chối như:
- Thẻ hết hạn hoặc bị khóa do ngân hàng phát hành.
- Số dư không đủ để thanh toán số tiền quảng cáo.
- Thẻ bị Facebook đánh dấu là thẻ ảo, thẻ chưa xác minh.
- Lỗi kỹ thuật từ ngân hàng, bảo mật OTP, xác thực 3D Secure…
Nếu thẻ không còn khả năng thanh toán, hãy gỡ bỏ hoặc thay thế bằng thẻ khác. Để thay đổi thẻ, bạn vào phần Cài đặt thanh toán -> chọn Thêm phương thức thanh toán mới, rồi nhập thông tin thẻ Visa/Mastercard chính chủ hoặc sử dụng hình thức thanh toán khác.
3. Thực hiện thanh toán thủ công
Khi đã có thẻ hợp lệ, bạn cần thanh toán khoản nợ thủ công.
Cách làm đơn giản: Trong mục Thanh toán -> chọn Thanh toán ngay. Hệ thống sẽ hiển thị số tiền còn nợ và các phương thức thanh toán. Chọn thẻ vừa thêm và bấm xác nhận.
- Nếu giao dịch thành công, bạn sẽ nhận được thông báo từ Facebook và email xác nhận thanh toán và tài khoản quảng cáo có thể được mở lại và hoạt động bình thường.
- Nếu giao dịch không thành công, bạn nên thử lại vào thời điểm khác hoặc sử dụng một thẻ thanh toán khác.
4. Liên hệ với bộ phận hỗ trợ của Facebook
Trong trường hợp bạn đã thử nhiều lần mà không thể thanh toán, bạn có thể truy cập link: https://www.facebook.com/business/help để được trợ giúp trực tiếp
Chọn mục Tài khoản quảng cáo -> Thanh toán và điền đầy đủ thông tin, mô tả vấn đề. Khi làm việc với Facebook, bạn nên cung cấp:
- ID tài khoản quảng cáo.
- Ảnh chụp giao dịch bị lỗi (nếu có).
- Ảnh chụp thẻ (che một phần số thẻ, chỉ để xác minh).
- Thông tin cá nhân đúng với tài khoản.
V. Một số câu hỏi thường gặp
Trong quá trình sử dụng Facebook Ads, việc phát sinh các khoản nợ quảng cáo có thể dẫn đến nhiều thắc mắc. Dưới đây là một số giải đáp dành cho bạn.
1. Nợ Facebook Ads bao lâu thì bị khóa tài khoản?
Facebook thường cho bạn thời gian từ 3–7 ngày để thanh toán. Sau đó, nếu không xử lý, tài khoản có thể bị vô hiệu hóa.
2. Có nên tạo tài khoản mới khi nợ tiền Facebook Ads?
Không nên. Nếu vẫn dùng thông tin cũ (IP, thiết bị, thẻ…), tài khoản mới dễ bị khóa do liên đới nợ cũ.
3. Dùng thẻ visa ảo chạy Facebook Ads có sao không?
Có thể bị khóa tài khoản. Facebook ngày càng khắt khe với thẻ ảo, đặc biệt nếu phát hiện dấu hiệu bất thường.
4. Tại sao tài khoản Facebook bị vô hiệu hóa sau khi chạy quảng cáo?
Có nhiều nguyên nhân khiến tài khoản Facebook bao gồm cả tài khoản quảng cáo và tài khoản cá nhân bị vô hiệu hóa sau khi triển khai chiến dịch quảng cáo:
- Chạy sản phẩm, dịch vụ vi phạm chính sách quảng cáo của Facebook
- Sử dụng những quảng cáo có tiêu đề lừa đảo, hình ảnh nhạy cảm, thông tin sai sự thật sẽ bị Facebook từ chối, và nếu tái phạm, tài khoản sẽ bị vô hiệu hóa.
- Dùng thẻ ảo hoặc thông tin thanh toán không xác thực, dùng thẻ ảo.
- Không thanh toán đúng hạn các khoản nợ quảng cáo
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp hỗ trợ nuôi hàng nghìn tài khoản Facebook an toàn, hiệu quả, thì phần mềm MKT Care là lựa chọn lý tưởng. Công cụ giúp bạn quản lý và nuôi đến 1000 tài khoản cùng lúc mà không lo checkpoint hay bị khóa hàng loạt. Phần mềm còn tích hợp các tính năng tiết kiệm chi phí quảng cáo như tự động seeding bài viết, livestream.
Kết luận
Việc nợ tiền không chỉ khiến tài khoản của bạn bị khóa mà còn ảnh hưởng đến những hệ thống quảng cáo sau này. Hãy quản lý ngân sách, kiểm tra thẻ thanh toán thường xuyên, và tuân thủ đúng chính sách của Facebook để tránh rủi ro.