Remarketing và Retargeting là hai chiến thuật quan trọng để tiếp cận lại những khách hàng đã từng tương tác với thương hiệu và tối ưu tỷ lệ chuyển đổi. Tuy nhiên, 2 thuật ngữ này lại thường bị nhầm lẫn với nhau. Vậy nên, trong bài viết này, Phần mềm MKT 0 đồng sẽ giúp bạn phân biệt Retargeting và Remarketing và gợi ý các cách Remarketing Facebook hiệu quả.

I. Retargeting là gì?
Retargeting là chiến lược quảng cáo trực tuyến (marketing online) nhằm tiếp cận lại những người dùng đã từng truy cập website, tương tác với ứng dụng hoặc kênh mạng xã hội của bạn mà chưa thực hiện hành động chuyển đổi (mua hàng, đăng ký, để lại thông tin, v.v)
Chiến thuật này sử dụng cookie hoặc mã pixel theo dõi (tracking pixel) để thu thập dữ liệu hành vi người dùng. Từ đó, doanh nghiệp có thể phân phối quảng cáo đến đúng người, đúng thời điểm và đúng nền tảng như Google Display Network, Facebook Ads, YouTube, TikTok,….
Ví dụ: Bạn vào một trang web bán hàng và xem một đôi giày thể thao màu đỏ nhưng không mua. Sau đó, bạn thoát ra và lướt Facebook, bạn sẽ lại thấy quảng cáo về chính đôi giày đó xuất hiện trên bảng tin của mình. Đó chính là Retargeting.
II. Remarketing là gì?
Remarketing cũng là một hình thức tiếp cận lại khách hàng tiềm năng, nhưng thay vì sử dụng quảng cáo hiển thị như Retargeting, Remarketing chủ yếu dựa vào email marketing, web push notifications hoặc tin nhắn tự động để nhắc nhở và kéo khách hàng quay lại.
Remarketing sử dụng dữ liệu người dùng có định danh (first-party data), chẳng hạn như email, số điện thoại, lịch sử mua hàng để cá nhân hóa nội dung và tăng khả năng chuyển đổi.
Ví dụ: Khách hàng thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng chưa thanh toán. Sau khoảng 1-2 giờ, hệ thống sẽ tự động gửi email thông báo kèm ưu đãi vận chuyển. Đây chính là một chiến dịch remarketing bằng email.
III. Bảng so sánh phân biệt Retargeting và Remarketing
Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giúp bạn phân biệt Retargeting và Remarketing rõ ràng nhất:
Tiêu chí | Retargeting | Remarketing |
Dữ liệu sử dụng | Cookie, pixel tracking (ẩn danh) | Dữ liệu định danh: email, SĐT, hành vi mua |
Kênh tiếp cận | Quảng cáo trả phí trên Google, Facebook, YouTube, GDN, Instagram, LinkedIn | Email, push notification, tin nhắn tự động, SMS |
Đối tượng | Người dùng ẩn danh đã truy cập website/app, được theo dõi bằng cookie/pixel | Khách hàng từng đăng ký tài khoản, đặt hàng (đã cung cấp email, số điện thoại) |
Chiến thuật | “Bám đuổi” người dùng bằng quảng cáo trực quan trên các kênh khác nhau để nhắc nhở và kéo họ quay trở lại mua hàng | “Nuôi dưỡng” khách hàng tiềm năng, kích thích hành động mua hàng. |
Mục tiêu chính | Tăng nhận diện thương hiệu, kéo traffic trở lại website, nhắc nhở về sản phẩm đã xem. | Chăm sóc khách hàng, “cứu” giỏ hàng bị bỏ quên, bán thêm (up-sell), bán chéo (cross-sell), tăng tỷ lệ khách hàng trung thành. |
Công cụ thường dùng | Google Ads, Facebook Ads, TikTok Ads | Mailchimp, ActiveCampaign, CRM, PushOwl… |
Tỷ lệ cá nhân hóa | Trung bình, dựa theo hành vi chung | Cao, dựa vào thông tin cá nhân cụ thể |
IV. Mẹo Remarketing hiệu quả trên nền tảng Facebook
Để triển khai remarketing hiệu quả, việc có một tệp khách hàng tiềm năng chất lượng và được phân loại rõ ràng là yếu tố rất quan trọng. Bạn có thể sử dụng MKT UID – Tool quét data khách hàng tiềm năng TOP 1 trên thị trường hiện nay về độ uy tín và hiệu quả để thu thập tệp data khách hàng phục vụ remarketing.
Các tính năng chính của MKT UID bao gồm:
- Tự động thu thập UID từ người dùng đã tương tác trên các bài viết, livestream, hoặc tài khoản cá nhân.
- Lấy UID người dùng từng like, comment hoặc tương tác trên fanpage đối thủ hoặc page liên quan đến ngành hàng của bạn.
- Quét thành viên trong các group công khai hoặc nhóm kín (nếu đã tham gia), phục vụ xây dựng tệp đối tượng remarketing theo đúng sở thích/ngành nghề.
- Thu thập UID từ các bài viết có lượt tương tác cao để xây dựng tệp khách hàng đã quan tâm sản phẩm/dịch vụ.
Để chiến lược remarketing đem lại hiệu quả chuyển đổi toàn diện, bạn có thể kết hợp sử dụng MKT Zalo – phần mềm Zalo Marketing 0 đồng, hỗ trợ kết bạn, gửi tin nhắn chăm sóc khách hàng và xây dựng nhóm khách hàng riêng để nuôi dưỡng lâu dài.
Tìm hiểu thêm về MKT Zalo trong video dưới đây:
Ngoài ra, khi thực hiện Remarketing trên Facebook, bạn cũng nên dùng một số mẹo sau:
- Cá nhân hóa nội dung quảng cáo: Thiết kế thông điệp riêng cho từng nhóm đối tượng.
- Sử dụng quảng cáo động (Dynamic Ads): Tự động hóa việc cá nhân hóa bằng cách để Facebook hiển thị chính xác sản phẩm mà người dùng đã quan tâm hoặc thêm vào giỏ hàng.
- Giới hạn tần suất quảng cáo: Đặt giới hạn số lần một người thấy quảng cáo của bạn để không “đeo bám” quá đà và gây ấn tượng xấu về thương hiệu.
- Tạo cảm giác khẩn cấp: Thúc đẩy khách hàng hành động nhanh hơn bằng các thông điệp giới hạn thời gian như “Ưu đãi chỉ còn 24 giờ” hoặc “Số lượng có hạn”.
Kết luận
Việc phân biệt Retargeting và Remarketing giúp bạn chọn đúng chiến thuật trong từng giai đoạn chăm sóc khách hàng. Bạn có thể kết hợp cả Retargeting và Remarketing để đạt hiệu quả cao nhất, tối ưu chuyển đổi. Chúc bạn thành công!