Công nghệ Marketing hay Phần mềm Marketing là một trong 4 yếu tố quan trọng để tạo nên một chiến dịch Marketing Online thành công. Theo báo cáo từ Aberdeen Group thì các phần mềm Marketing được sử dụng phổ biến hơn bao giờ hết trong mọi lĩnh vực của xã hội. Đặc biệt là ngành kinh doanh. Các phần mềm Marketing là cánh tay phải đắc lực cho các nhà kinh doanh tài ba hiện nay.
Với sự phổ biến và đa dạng, phần mềm này ngày càng được ưa chuộng sử dụng trong các tổ chức hay doanh nghiệp. Cùng mình đi khám phá về Top 10+ phần mềm Marketing đem lại hiệu quả nhất trong doanh nghiệp.
I. Các loại phần mềm marketing phổ biến
Phần mềm marketing là tập hợp các công cụ, dịch vụ tự động phục vụ cho các chiến lược hoặc dự án Marketing của các doanh nghiệp, tổ chức. Phần mềm Marketing giúp doanh nghiệp quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ của mình tới khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả nhất.
Hiện nay, phần mềm marketing được phân loại theo tính năng và tác dụng của từng phần mềm. Có một số loại hình như sau bạn có thể tham khảo:
- Phần mềm Email Marketing: Đây là các phần mềm thực hiện công việc tạo và quản lý những chiến dịch email marketing tự động. Phần mềm này sẽ hỗ trợ người dùng đo lường được hiệu quả mà chiến dịch tiếp thị qua email mang lại cho doanh nghiệp. Phần mềm Email Marketing nổi bật như: MailChimp, GetResponse,…
- Phần mềm tự động hóa tiếp thị: Đây là những dạng phần mềm hỗ trợ tăng khả năng tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng. Những phần mềm này thực hiện các nhiệm vụ như seeding bài viết, đăng bài tự động và viral sản phẩm trên nền tảng sử dụng. Một số phần mềm tự động hóa tiếp thị nổi bật như: MKT Care, MKT Post hay MKT Viral…
- Phần mềm quản lý khách hàng: hay còn gọi là CRM ( Customer Relationship Management) là phần mềm phân tích dữ liệu, sự tương tác của khách hàng trong suốt quá trình mua hàng. Mục tiêu của phần mềm này là tạo mối quan hệ thân thiết giữa khách hàng và doanh nghiệp nhằm giữ chân khách hàng và tăng doanh thu.
- Phần mềm quản lý nội dung: CMS là phần mềm thực hiện chức năng quản lý tất cả các nội dung do doanh nghiệp tạo dựng và sản xuất trên một nền tảng bất kỳ.
- Phần mềm SEO: Phần mềm hỗ trợ người dùng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, theo dõi từ khóa và đánh giá chất lượng của các website của doanh nghiệp. Nổi bật như Screaming Frog, Ahrefs, SEMrush,…
II. Các phần mềm Marketing nổi bật hiện nay
1. Phần mềm Marketing – MKT
MKT là tổ hợp các phần mềm tự động hóa nhằm tối ưu hóa hiệu quả bán hàng của các doanh nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook, TikTok, Instagram, Youtube,… Với nhiều phần mềm thực hiện các chức năng riêng biệt, hệ thống phần mềm MKT sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận đến khách hàng và nâng cao doanh thu nhanh chóng.
Một số các phần mềm nổi bật mà phần mềm MKT mang lại:
- MKT Care: Phần mềm bán hàng Facebook, nuôi tài khoản tự động, seeding bài viết hàng loạt.
- MKT Post: Phần mềm đăng bài Facebook tự động, đăng bài hội nhóm, fanpage số lượng lớn.
- MKT UID: Phần mềm quét data khách hàng hàng loạt , quét UID Facebook, tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
- MKT Page: Phần mềm nuôi fanpage, tạo fanpage hàng loạt.
- MKT Viral: Phần mềm seeding Facebook, tăng mắt livestream bằng tài khoản thật.
- MKT TikPro: Phần mềm nuôi nick TikTok, đẩy video TikTok lên xu hướng.
Và một số phần mềm khác như: MKT Tube, MKT Group, MKT Insta, MKT Twitter (MKT X).
2. Phần mềm quản lý Marketing – HubSpot
HubSpot chính là một trong những hệ thống Marketing Automation tốt nhất, cung cấp cho doanh nghiệp những tính năng vượt trội, giúp cho việc tự động hóa Marketing được triển khai ngày càng hiệu quả hơn. HubSpot là công cụ Automation Marketing phù hợp với cả những mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ lẫn những doanh nghiệp lớn hay các đại công ty, tập đoàn với nhiều chi nhánh con ở nhiều khu vực.
Ưu điểm của Hubspot:
- Giao diện thân thiện với người dùng
- Tạo host cho Blog, tạo Landing Page, SEO giúp tăng thứ hạng từ khóa.
- Sử dụng CMS (Content Management Systems) trong việc quản lý nội dung đơn giản hơn.
- Cung cấp sẵn các mẫu Email Marketing chuyên nghiệp, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng qua Email.
Nhược điểm:
- Cần chi trả từ 200 USD/tháng để sử dụng một số tính năng quan trọng như Email Marketing, quản lý Social và Content.
- Cần trả 800 USD/tháng để sử dụng tất cả tính năng của HubSpot. Mỗi khi số lượng thông tin khách hàng tăng lên thêm 1000 người, hệ thống sẽ tính thêm phí (từ 50 đến 100 USD).
- Đội ngũ hỗ trợ của Hubspot đều ở nước ngoài, mặc dù hiện nay đã có một số đại lý ở Việt Nam cung cấp công cụ quản lý này nhưng mức giá tư vấn cao, khả năng hỗ trợ của họ còn rất hạn chế.
3. Phần mềm chat tự động – Pancake
4. Phần mềm CRM – Zoho
Zoho CRM là phần mềm quản lý quan hệ khách hàng dựa trên nền tảng điện toán đám mây, cho phép doanh nghiệp sử dụng thông qua trình duyệt web mà không cần cài đặt phần mềm trên máy tính. Công cụ này hoạt động như một kho lưu trữ trung tâm, tích hợp các hoạt động bán hàng, marketing và thông tin khách hàng trong một nền tảng duy nhất.
Ưu điểm:
- Bảo mật thông tin cao, riêng tư và không có quảng cáo.
- Cung cấp nhiều tùy chọn tích hợp giúp nâng cao hiệu quả công việc.
- Giao diện thông minh, cung cấp lịch, ghi chú, công việc và danh bạ trong cùng một cửa sổ.
- Đa dạng gói đăng ký, đưa ra nhiều tùy chọn giá cả hợp lý và phù hợp với ngân sách.
- Cung cấp trợ giúp liên tục cho mọi thắc mắc và vấn đề.
Nhược điểm:
- Có tính năng hạn chế so với các gói trả phí.
- Cần thời gian để làm quen với giao diện thiết kế khác biệt.
- Không phải là giải pháp tốt nhất cho mục đích sử dụng cá nhân.
5. Phần mềm quản lý khách hàng – Salesforce
Salesforce là giải pháp phần mềm CRM (Quản lý Quan hệ Khách hàng) hàng đầu thế giới, cung cấp nền tảng điện toán đám mây theo yêu cầu. Đây là một giải pháp toàn diện dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp nhiều ứng dụng CRM chuyên sâu cho bán hàng và dịch vụ khách hàng. Phần mềm này mang đến các giải pháp tối ưu cho quản lý bán hàng và chăm sóc khách hàng.
Ưu điểm:
- Có thể truy cập ngay trên trình duyệt web mà không cần thiết lập máy chủ cồng kềnh.
- Hoạt động trên PC, laptop, iPad và điện thoại thông minh, phù hợp với xu hướng làm việc hiện đại.
- Giao diện thân thiện với thao tác kéo thả và nhấp chuột, cho phép tùy chỉnh theo nhu cầu doanh nghiệp.
- Cho phép thêm trường và tab tùy chỉnh, mẫu email, báo cáo và trang tổng quan cải tiến, cùng với khả năng quản lý tác vụ tự động.
- Cung cấp tính năng tự động hóa tiếp thị, phê duyệt và hỗ trợ khách hàng 24/7.
- Hỗ trợ tích hợp với các công cụ như Formstack để tạo biểu mẫu không cần mã hóa và Pitcher Impact, nâng cao giá trị sử dụng.
6. Phần mềm tiếp thị tự động – Marketo
Marketo là phần mềm Marketing Automation quen thuộc và phổ biến với khá nhiều doanh nghiệp. Với nhiều tính năng chuyên nghiệp và phức tạp, Marketo phù hợp với các doanh nghiệp vừa và lớn hơn so với những doanh nghiệp nhỏ, mới gia nhập thị trường.
Ưu điểm của Marketo:
- Điều hướng và dashboard chuyên nghiệp.
- Xây dựng Landing Page cho doanh nghiệp, hỗ trợ quản trị các chiến dịch Email Marketing.
- Cá nhân hóa các Email Marketing cho từng khách hàng theo nhân khẩu học.
7. Phần mềm email marketing – MailChimp
8. Phần mềm Marketing automation – Omnisend
Omnisend là một công cụ Automation Marketing tuyệt vời được thiết kế cho những doanh nghiệp trong lĩnh vực eCommerce (thương mại điện tử). Phần mềm được khá nhiều doanh nghiệp sử dụng vì giao diện đơn giản và dễ sử dụng.
Tính năng nổi bật của Omnisend:
- Sử dụng hình ảnh và từ khóa phù hợp để tác động tích cực tới khách hàng.
- Tích hợp mở rộng với đa dạng nền tảng thương mại điện tử.
- Kích hoạt tự động thông minh giúp doanh nghiệp tiếp cận được đúng khách hàng mục tiêu nhất.
- Phân tích dữ liệu tổng quát và truy xuất báo cáo chi tiết.
9. Phần mềm quản lý nội dung – Hootsuite
Với 10+ phần mềm Marketing được giới thiệu trên đây, hy vọng đó là những gợi ý tuyệt vời cho chiến dịch Marketing của doanh nghiệp bạn sắp tới được diễn ra thành công và hiệu quả hơn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.