Telegram là nền tảng có hàng trăm triệu người dùng, cho phép người dùng nhắn tin, gọi điện, gửi file tài liệu miễn phí. Tuy được tích hợp nhiều tính năng đặc biệt, thế nhưng vẫn không ít người dùng thắc mắc rằng Telegram có an toàn không? Telegram có bị theo dõi không? Hãy cùng Phần mềm Marketing giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây nhé!
I. Telegram có an toàn không?
Câu trả lời là CÓ! Telegram được coi là một ứng dụng nhắn tin an toàn, với nhiều tính năng bảo mật mạnh mẽ được thiết kế để bảo vệ thông tin người dùng. Bên cạnh việc tập trung vào bảo mật, Telegram cũng được biết đến với tốc độ và hiệu suất cao. Ứng dụng này được tối ưu hóa để hoạt động mượt mà trên nhiều loại thiết bị, từ điện thoại thông minh đến máy tính để bàn.
Trong trường hợp bị mất kết nối với tài khoản Telegram, bạn có thể khôi phục lại tất cả dữ liệu bằng cách lưu trữ dữ liệu trên máy chủ. Hơn thế nữa, người dùng còn có tạo nhiều lớp bảo mật khác nhau để bảo mật tài khoản Telegram của mình. Tránh trường hợp tài khoản bị hack, hay những dữ liệu bị rò rỉ.
II. Điểm mạnh của bảo mật trên Telegram
Telegram được biết đến không chỉ vì tính năng nhắn tin nhanh chóng và tiện lợi, mà còn bởi khả năng bảo mật quyền riêng tư người dùng. Dưới đây là một số điểm mạnh nổi bật về bảo mật trên Telegram:
- Mã hóa end-to-end cho cuộc trò chuyện bí mật: Đây là tính năng bảo mật cốt lõi của Telegram. Khi bạn kích hoạt cuộc trò chuyện bí mật, tất cả tin nhắn được mã hóa, có nghĩa là chỉ bạn và người nhận tin nhắn có thể đọc được nội dung. Ngay cả Telegram cũng không thể truy cập vào nội dung của cuộc trò chuyện bí mật.
- Mã nguồn mở: Telegram là một ứng dụng mã nguồn mở, có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể xem và kiểm tra mã code của nó. Điều này giúp tăng cường tính minh bạch và giảm thiểu khả năng tồn tại lỗ hổng bảo mật ẩn.
- Tính năng tự hủy tin nhắn: Bạn có thể thiết lập thời gian tự hủy cho các tin nhắn trong cuộc trò chuyện bí mật, đảm bảo chúng sẽ biến mất sau một khoảng thời gian nhất định.
- Xác thực hai yếu tố (2FA): Telegram cung cấp tính năng xác thực hai yếu tố để tăng cường bảo mật tài khoản của bạn. Khi bật tính năng này, bạn sẽ cần nhập mã xác minh từ ứng dụng xác thực riêng biệt mỗi khi đăng nhập vào tài khoản Telegram của mình.
III. 3 tính năng nổi bật của Telegram
Được đánh giá là ứng dụng bảo mật thông tin người dùng hàng đầu, Telegram sở hữu hàng loạt tính năng nổi bật cho người sử dụng nền tảng:
1. Nhắn tin siêu bảo mật
Telegram được đánh giá là ứng dụng bảo mật tin nhắn hàng đầu hiện nay khi sử dụng giao thức MTProto. Công cụ này hỗ trợ người dùng tạo các cuộc trò chuyện bí mật (Secret Chat). Hiện nay, các ứng dụng nhắn tin phổ biến như Messenger, Zalo cũng đang update các phương pháp tương tự để bảo vệ người dùng. Ví dụ như Messenger hỗ trợ tính năng mã hóa tin nhắn đầu cuối.
2. Đồng bộ dữ liệu người dùng trên nhiều thiết bị
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng Telegram trên nhiều thiết bị mà không lo thiếu dữ liệu quan trọng. Telegram có khả năng liên kết dữ liệu người dùng khi sử dụng nhiều thiết bị.
3. Xây dựng group lên đến 200.000 thành viên
Telegram cho phép bạn tạo lập các nhóm chat với nhiều thành viên tham gia. Các hoạt động trong nhóm chat cần vượt qua yếu tố bảo mật mới có thể truy cập vào nhóm. Điều hữu ích nhất trong group Telegram đó chính là bạn có thể chia sẻ các file hình ảnh, video với chất lượng cao lên tới 1GB.
IV. Cách Telegram xử lý dữ liệu của người dùng
Giao thức ngăn chặn tin nhắn rác và lạm dụng mà Telegram sử dụng liên quan đến việc thu thập thông tin như địa chỉ IP, chi tiết thiết bị, lịch sử thay đổi tên người dùng và các dữ liệu nhạy cảm khác. Dữ liệu này sẽ được lưu trữ tối đa trong vòng 12 tháng trước khi bị xóa.
Chúng ta cũng phải tính đến vai trò của Người kiểm duyệt Telegram. Họ có thể đọc các đoạn chat tiêu chuẩn được đánh dấu là “spam” và “lạm dụng”. Đây là một thói quen thông thường, mặc dù ngụ ý rằng ai đó đang xem tin nhắn của chúng ta.
Cuối cùng, Telegram cũng có thể lưu trữ Metadata được thêm vào để có trải nghiệm cá nhân hơn.
Không điều gì trong số này là mới (hoặc quá đáng lo ngại) trong môi trường kỹ thuật số hiện nay. Tuy nhiên, điều quan trọng là người dùng Telegram biết cách xử lý dữ liệu người dùng của họ như thế nào.
Bên cạnh đó, vẫn còn một câu hỏi khác cần được đặt ra: Telegram chia sẻ dữ liệu được lưu trữ với ai? Trong Phần 8 của Chính sách quyền riêng tư của Telegram với tiêu đề “Dữ liệu cá nhân của bạn được chia sẻ với ai”, Telegram chỉ định rằng họ có quyền tiết lộ địa chỉ IP và số điện thoại của người dùng cho các bên có liên quan. Nhưng người dùng không phải lo lắng: điều này chỉ xảy ra trong trường hợp công ty nhận được lệnh của tòa án chỉ ra rằng 1 người dùng bị nghi ngờ là khủng bố. Chỉ trong trường hợp cụ thể đó.
Để các bạn yên tâm, trên trang Telegram FAQ, Telegram giải thích rằng một trong những nguyên tắc riêng tư trên internet là “để bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dùng khỏi các bên thứ 3, chẳng hạn như là nhà tiếp thị, nhà quảng cáo,…”. Điều này tạo ra sự khác biệt lớn bởi hầu hết các dịch vụ do Facebook, Google, Amazon, TikTok và các nền tảng khác cung cấp.
V. Dùng Telegram có bị nghe trộm không?
Câu trả lời là KHÔNG. Telegram được thiết kế với tính năng mã hóa end-to-end cho các cuộc trò chuyện bí mật, có nghĩa là chỉ bạn và người nhận tin nhắn có thể đọc được nội dung. Hãy tưởng tượng như bạn gửi một lá thư trong một chiếc két sắt có hai ổ khóa. Bạn giữ một chìa khóa, người nhận giữ chìa khóa còn lại. Không ai, kể cả Telegram, có thể mở két sắt và đọc lá thư trừ khi có cả hai chìa khóa.
Đây chính là cách mã hóa end-to-end hoạt động. Tin nhắn của bạn được mã hóa trước khi rời khỏi thiết bị của bạn và chỉ được giải mã khi đến thiết bị của người nhận. Vì vậy, ngay cả khi dữ liệu được chặn, Telegram không thể đọc được nội dung của cuộc trò chuyện vì họ không có chìa khóa để giải mã. Mã hóa end-to-end là một trong những biện pháp bảo mật mạnh mẽ nhất có sẵn, giúp bảo vệ quyền riêng tư của bạn khỏi sự xâm phạm của bên thứ ba, bao gồm cả chính phủ và các công ty công nghệ.
VI. Telegram có lừa đảo không?
Telegram không phải là ứng dụng lừa đảo và ứng dụng này từng tuyên bố không thu thập dữ liệu người dùng để bán cho bên thứ 3. Tuy nhiên, nhiều đối tượng lại sử dụng những tính năng trên Telegram để lừa đảo tài sản người dùng. Điều này là điều mà nhiều người lo lắng khi sử dụng mạng xã hội Telegram mặc dù đây là ứng dụng sạch.
Một số dạng lừa đảo phổ biến trên Telegram mà bạn nên lưu ý như:
- Lừa đảo đầu tư tài chính: Gửi link, bot giả mạo các sàn giao dịch đầu tư, hứa hẹn lợi nhuận cao không phải rủi ro để lừa nạn nhân nộp tiền đầu tư.
- Lừa đảo tiền điện tử: Gửi link website giả mạo sàn giao dịch tiền điện tử, yêu cầu nạp tiền, sau đó chiếm đoạt luôn số tiền trong tài khoản.
- Lừa qua mối quan hệ tình cảm: Kết bạn, làm quen rồi tán tỉnh, vay mượn tiền với lý do khẩn cấp nhưng không trả.
- Cài mã độc để đánh cắp thông tin cá nhân: Gửi file đính kèm chứa mã độc để khi mở sẽ cài vào máy và đánh cắp dữ liệu.
Kết luận
Với những chia sẻ trên đây, Phần mềm Marketing hy vọng rằng các bạn đã tìm được đáp án chính xác cho câu hỏi Telegram có an toàn không? Khi sử dụng Telegram, bạn hoàn toàn có thể yên tâm nhắn tin, gọi điện, chia sẻ các tài liệu quan trọng mà không lo bị rò rỉ thông tin. Và đừng quên liên hệ với Phần mềm Marketing để có thể sở hữu phần mềm, tool kéo mem Telegram lượng nhất.