Các hình thức quảng cáo YouTube mới nhất [Update 2024]

5/5 - (1 bình chọn)

YouTube Ads là một trong những dịch vụ quảng cáo nổi bật nhất hiện nay với khả năng tiếp cận cao và hiệu quả mạnh mẽ. Cùng phần Mềm MKT tìm hiểu các hình thức quảng cáo YouTube mang lại hiệu quả tốt nhất trong bài viết dưới đây nhé.

I. YouTube Ads là gì?

YouTube Ads (hay quảng cáo YouTube) là một dịch vụ quảng cáo trực tuyến của Google. Đây là một hình thức quảng cáo trả phí, có thể nhắm mục tiêu để đưa hình ảnh sản phẩm phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp/cá nhân tới khách hàng thông qua các video ngắn được phát trong ứng dụng YouTube, các trang web và ứng dụng trên các đối tác video của Google.

Các hình thức quảng cáo YouTube mới nhất
Các hình thức quảng cáo YouTube mới nhất

Tất cả các doanh nghiệp/cá nhân đều có thể kiếm tiền, đơn hàng từ quảng cáo YouTube, bất kể sản phẩm bạn kinh doanh, bán lẻ. Miễn là bạn biết cách tạo một chiến dịch quảng cáo YouTube và video quảng cáo hấp, không vi phạm chính sách.

II. Lợi ích của quảng cáo YouTube

Quảng cáo trên YouTube mang lại rất nhiều lợi ích cho các thương hiệu, doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích quan trọng của quảng cáo YouTube:

  • Tiếp cận đối tượng khách hàng rộng lớn: YouTube là nền tảng mạng xã hội lớn nhất với hơn 2,51 tỷ người dùng trên toàn thế giới. Quảng cáo trên YouTube cho phép bạn tiếp cận một đối tượng khách hàng rộng lớn và đa dạng.
  • Hiệu quả chi phí: Quảng cáo trên YouTube có thể linh hoạt với ngân sách quảng cáo của bạn. Bạn có thể thiết lập ngân sách hàng ngày và chỉ trả phí khi người xem thực sự tương tác với quảng cáo của bạn. Điều này giúp bạn kiểm soát chi phí và tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo.
  • Khả năng target và tùy chỉnh: YouTube cung cấp nhiều tùy chọn target để bạn nhắm đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Bạn có thể target dựa trên độ tuổi, giới tính, vị trí, sở thích và hành vi trực tuyến. Điều này giúp tăng khả năng quảng cáo của bạn đến với những người có khả năng quan tâm và tiềm năng mua hàng.
Lợi ích của quảng cáo YouTube
Lợi ích của quảng cáo YouTube
  • Khả năng tương tác và tạo ảnh hưởng: YouTube cung cấp các công cụ tương tác mạnh mẽ như nút click vào trang web, thích, bình luận và chia sẻ. Điều này cho phép người xem tương tác trực tiếp với quảng cáo của bạn và chia sẻ nội dung với người khác, tạo ra tác động và tầm ảnh hưởng lớn.
  • Đa dạng hình thức quảng cáo: YouTube cung cấp nhiều hình thức quảng cáo khác nhau như quảng cáo video TrueView, quảng cáo trong luồng, quảng cáo trước video và quảng cáo hiển thị bên phải. Điều này cho phép bạn chọn hình thức quảng cáo phù hợp với mục tiêu tiếp thị của bạn và tương tác tốt với đối tượng khách hàng.
  • Phân tích và đo lường hiệu quả: YouTube cung cấp công cụ phân tích mạnh mẽ để bạn theo dõi và đo lường hiệu quả quảng cáo. Bạn có thể xem số lượt xem, lượt tương tác, tỷ lệ chuyển đổi, chi phí và các chỉ số khác để đánh giá hiệu quả và tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo của mình.

Xem thêm:

III. Các hình thức quảng cáo YouTube mới nhất

Hiện tại có tổng cộng 6 hình thức quảng cáo trên YouTube đó là:

  • Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua (Skippable in-stream ads).
  • Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua (Non-skippable in-stream ads).
  • Quảng cáo dạng video trong nguồn cấp dữ liệu (In-feed video ads).
  • Quảng cáo đệm (Bumber ads).
  • Quảng cáo ngoài luồng phát (Outstream ads).
  • Quảng cáo trên đầu trang chủ (Masthead ads).
Tổng hợp các hình thức quảng cáo YouTube
Tổng hợp các hình thức quảng cáo YouTube

1. Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua

Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua (hay TrueView in-stream) phát trước, trong hoặc sau các video khác trên YouTube cũng như các trang web và ứng dụng chạy trên các đối tác video của Google. Sau 5 giây, người xem có thể tùy chọn bỏ qua quảng cáo và tiếp tục xem video.

1.1. Những lợi ích

  • Thúc đẩy chuyển đổi, nhận được lượt xem và tiếp cận người dùng mới trên nhiều thiết bị bao gồm cả máy tính, điện thoại và Smart TV.
  • Đặt giá thầu cho những gì bạn quan tâm. Tùy thuộc vào mục tiêu chiến dịch của mình, bạn có thể trả tiền dựa trên số lần hiển thị tổng thể hoặc khi người dùng xem hết video của bạn hoặc tương tác với video (tùy theo điều kiện nào đến trước).
  • Thêm các tính năng tương tác như nút kêu gọi hành động (CTA), nội dung liên kết trang web, nguồn cấp dữ liệu sản phẩm,… vào quảng cáo của bạn để khuyến khích mọi người tương tác với thương hiệu của bạn nhiều hơn.
Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua (Skippable in-stream ads)
Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua (Skippable in-stream ads)

1.2. Các mục tiêu marketing phù hợp

  • Doanh số.
  • Tăng lượt truy cập trang web.
  • Mức độ nhận biết thương hiệu và phạm vi tiếp cận.
  • Mức độ cân nhắc về thương hiệu và sản phẩm.
  • Khách hàng tiềm năng.

1.3. Hình thức đặt giá thầu có sẵn

  • Giá trên mỗi lượt xem (CPV)

Với đặt giá thầu CPV, bạn trả tiền khi người xem xem 30 giây video của bạn (hoặc toàn bộ thời lượng video nếu video đó ngắn hơn 30 giây) hoặc tương tác với video của bạn, tùy điều kiện nào đến trước.

Đặt giá thầu CPV khả dụng khi bạn tạo chiến dịch quảng cáo với mục tiêu “Cân nhắc thương hiệu và sản phẩm”.

  • Giá trên mỗi hành động (CPA) mục tiêu

Với đặt giá thầu CPA mục tiêu, bạn đặt chi phí trung bình mà bạn muốn trả cho mỗi chuyển đổi. Từ CPA mục tiêu mà bạn đặt, YouTube sẽ tối ưu giá thầu để bạn nhận được nhiều chuyển đổi nhất có thể. Một số chuyển đổi có thể có chi phí thấp hơn hoặc cao hơn giá thầu bạn đặt.

Đặt giá thầu CPA mục tiêu khi bạn tạo các Chiến dịch Video với mục tiêu “Doanh số”, “Khách hàng tiềm năng” hoặc “Lưu lượng truy cập trang web”.

  • Tối ưu hóa lượt chuyển đổi

Chiến lược đặt giá thầu Tối đa hóa lượt chuyển đổi sẽ tự động đặt giá thầu giúp bạn nhận được nhiều lượt chuyển đổi nhất trong khi vẫn chi tiêu ngân sách của bạn. Bạn có thể tùy ý đặt CPA mục tiêu với chiến lược giá thầu Tối đa hóa lượt chuyển đổi để nhận được giá trị chuyển đổi cao nhất có thể mở mức lợi tức trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) mục tiêu.

Bạn có thể sử dụng chiến lược đặt giá thầu này khi tạo chiến dịch bới mục tiêu “Doanh số”, “Khách hàng tiềm năng” hoặc “Lưu lượng truy cập trang web”.

  • Giá trên mỗi 1000 lần hiển thị mục tiêu (tCPM)

Với đặt giá thầu CPM mục tiêu, bạn có thể đặt số tiền trung bình bạn sẵn sàng chi trả cho mỗi 1000 lần quảng cáo của mình được hiển thị. Sau đó, YouTube sẽ tối ưu hóa giá thầu để giúp bạn nhận được nhiều phạm vi tiếp cận duy nhất có thể. Một số hiển thị sẽ có giá cao hơn hoặc thấp hơn giá thầu bạn đặt.

Giá thầu tCPM khả dụng khi bạn tạo chiến dịch với mục tiêu “Mức độ nhận biết thương hiệu và phạm vi tiếp cận” hoặc “Mức độ cân nhắc thương hiệu và sản phẩm”.

2. Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua

Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua (Non-skippable in-stream) phát trước, trong hoặc sau các video khác. Người xem không có tùy chọn bỏ qua quảng cáo. Quảng cáo Non-skippable in-stream có thời lượng 15 giây (hoặc ngắn hơn).

Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua (Non-skippable in-stream ads)
Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua (Non-skippable in-stream ads)

2.1. Các mục tiêu marketing phù hợp

  • Mức độ nhận biết thương hiệu và phạm vi tiếp cận.

2.2. Chiến lược đặt giá thầu có sẵn

  • Giá mỗi 1000 lần hiển thị mục tiêu (tCPM)

Với đặt giá thầu CPM mục tiêu, bạn đặt giá thầu trung bình cho mỗi 1000 lần quảng cáo của bạn được hiển thị. Sau đó, YouTube sẽ tối ưu giá thầu giúp bạn nhận được nhiều phạm vi tiếp cận duy nhất có thể. Một số lần hiển thị sẽ có giá thấp hơn hoặc cao hơn so với mục tiêu của bạn.

Đặt giá thầu CPM mục tiêu khi bạn tạo chiến dịch với mục tiêu “Mức độ nhận biết thương hiệu và phạm vi tiếp cận”.

3. Quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu (In-feed video)

Quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu đặt thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn bên cạnh nội dung YouTube mà đối tượng mục tiêu của bạn có khả năng xem. Quảng cáo In-feed video xuất hiện trong kết quả tìm kiếm trên YouTube, bên cạnh các video có liên quan trên YouTube và nguồn cấp dữ liệu Trang chủ trên ứng dụng YouTube.

Quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu (In-feed video ads)
Quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu (In-feed video ads)

3.1. Những lợi ích

  • Xây dựng nhận thức về thương hiệu của bạn bằng cách hiển thị quảng cáo khi người xem duyệt qua các video có liên quan, cuộn qua nguồn cấp dữ liệu Trang chủ YouTube trong ứng dụng hoặc tìm kiếm nội dung.
  • Cung cấp thông tin cho người xem tích cực tiêu thụ nội dung có liên quan.
  • Làm có người xem có nhiều khả năng đăng ký, chia sẻ hoặc xem thêm video từ thương hiệu của bạn.

3.2. Cách quảng cáo In-feed video xuất hiện trên YouTube

Quảng cáo In-feed video bao gồm hình thu nhỏ của video, dòng tiêu đề và tối đa 2 dòng văn bản (Tùy thuộc vào vị trí quảng cáo xuất hiện). Khi người xem tương tác với hình thu nhỏ, họ sẽ được đưa đến trang xem YouTube cho quảng cáo. Trong một số môi trường nhất định, việc di chuột qua hình thu nhỏ sẽ dẫn đến tự động phát video quảng cáo bị tắt tiếng.

3.3. Mục tiêu marketing phù hợp

  • Mức độ cân nhắc về thương hiệu và sản phẩm.

3.4. Hình thức đặt thầu

  • Giá mỗi lượt xem (CPV)

Với đặt giá thầu CPV, bạn sẽ trả tiền khi người xem tương tác với hình thu nhỏ của video để xem video của bạn. Bạn bị tính phí khi video tải thành công trong trình duyệt của người xem hoặc trong ứng dụng YouTube.

Lưu ý: Đối với ứng dụng YouTube, số lượt xem không được tính cho các video tự động phát trong quảng cáo khi người xem bật “Tự động phát video tiếp theo”.

Xem thêm: Giá YouTube premium các nước là bao nhiêu? Ở đâu rẻ nhất?

4. Quảng cáo đệm (Bumper)

Quảng cáo đệm (Bumper) là định dạng quảng cáo YouTube phù hợp với các chiến dịch nhận diện thương hiệu lớn với nội dung gói gọn trong 6 giây quảng cáo.

Quảng cáo Bumper có thời lượng 6 giây (hoặc ngắn hơn) phát trước, trong hoặc sau một video khác. Đây cũng là một dạng quảng cáo Non-skippable in-stream nên người xem không có tùy chọn bỏ qua quảng cáo.

Quảng cáo đệm (Bumper ads)
Quảng cáo đệm (Bumper ads)

4.1. Mục tiêu marketing phù hợp

  • Mức độ nhận biết thương hiệu và phạm vi tiếp cận.

4.2. Hình thức đặt giá thầu

  • Giá mỗi 1000 lần hiển thị mục tiêu (tCPM)

Với giá thầu CPM mục tiêu, bạn sẽ đặt số tiền bạn sẵn sàng chi trả cho mỗi 1000 lần quảng cáo của bạn được hiển thị. Sau đó, YouTube sẽ tối ưu hóa giá thầu của bạn để giúp nhận được nhiều lượt hiển thị nhất có thể bằng cách sử dụng số tiền CPM mục tiêu của bạn. Một số lần hiển thị sẽ có giá cao hơn hoặc thấp hơn CPM mục tiêu của bạn.

5. Quảng cáo ngoài luồng phát (Outstream)

Quảng cáo Outstream là một trong những định dạng quảng cáo mở rộng quảng cáo video của mình ra bên ngoài kênh YouTube trên thiết bị di động (smartphone, tablet).

Hình thức quảng cáo YouTube này chỉ dành cho thiết bị di động và chỉ xuất hiện trên những trang web và ứng dụng chạy trên các đối tác video của Google.

Quảng cáo ngoài luồng phát (Outstream video ads)
Quảng cáo ngoài luồng phát (Outstream video ads)

5.1. Vị trí xuất hiện

Quảng cáo ngoài luồng phát có thể chạy trên nhiều vị trí trên thiết bị di động. Đối với các vị trí trên trang web dành cho thiết bị di động, quảng cáo Outstream xuất hiện ở dạng quảng cáo banner. Trong các ứng dụng di động, quảng cáo Outstream hiển thị xuất hiện ở dạng quảng cáo banner, interstitial, native, In-feed video hoặc quảng cáo native ở cả chế độ màn hình dọc và chế độ toàn màn hình.

5.2. Mục tiêu marketing phù hợp

Quảng cáo Outstream thường được sử dụng với mục đích tiếp cận đến người xem hoặc tăng nhận thức về thương hiệu của doanh nghiệp thông qua video quảng cáo trên các thiết bị di động và các trang web và ứng dụng trên mạng hiển thị của Google.

5.3. Hình thức đặt giá thầu

  • Giá trên mỗi 1000 lần hiển thị có thể xem (vCPM)

Với giá thầu vCPM, bạn bị tính phí cho quảng cáo Outstream dựa trên giá mỗi 1000 lượt hiển thị có thể xem. Do đó, bạn sẽ chỉ bị tính phí khi ai đó phát video của bạn trong 2 giây trở lên.

6. Quảng cáo trên đầu trang chủ (Masthead)

Đây là định dạng quảng cáo YouTube không thể lên trong tài khoản Google Ads mà phải đặt mua bằng cách liên hệ với đại diện bán hàng của Google.

Có 2 loại quảng cáo Masthead mà bạn có thể đặt mua:

  • Quảng cáo Masthead chi phí mỗi lần hiển thị (CPM): Loại này cung cấp khối lượng hiển thị dành riêng và cố định được phân phối trong quá trình chiến dịch của bạn.
  • Quảng cáo Masthead chi phí mỗi giờ (CPH): Loại này cung cấp 100% tỷ lệ chia sẻ tiếng nói (SOV) của các hiển thị đủ điều kiện của đơn vị quảng cáo Masthead trong số giờ đặt trước mà bạn mua.
Quảng cáo trên đầu trang chủ (Masthead ads)
Quảng cáo trên đầu trang chủ (Masthead ads)

6.1. Cách quảng cáo Masthead hiển thị

Định dạng quảng cáo xuất hiện với một video nổi bật trên đầu trang chủ của YouTube. Khác biệt dựa trên các thiết bị hiển thị, cụ thể như sau:

Hạng mục Mô tả Máy tính Di động TV
URL video trên YouTube Liên kết đến video của bạn. URL này có thể là bất kỳ video tiêu chuẩn nào được tải lên YouTube. Video phải ở chế độ “Công khai” hoặc “Không công khai” để đủ điều kiện phân phối.
Tiêu đề Văn bản xuất hiện bên cạnh, trên hoặc dưới Tiêu đề.
Văn bản nút kêu gọi hành động Văn bản trong nút kêu gọi hành động Không
URL nhấp qua gọi hành động URL đích nút kêu gọi hành động. URL đích có thể chuyển đến một trang khác trên YouTube hoặc một trang web khác. Không
Văn bản mô tả hỗ trợ Mô tả tùy chọn đi kèm với quảng cáo Masthead Không
Bố cục video chính Cách thức quảng cáo Masthead xuất hiện trên một thiết bị tương thích. Bạn có thể chọn “Màn hình rộng” hoặc “Kích thước video tiêu chuẩn” Không
Thời gian tự động phát Thời gian bắt đầu và thời lượng của video. Đối với máy tính, video quảng cáo Masthead sẽ tự động phát trong tối đa 30 giây. Bạn có thể chỉ định thời điểm bắt đầu chính xác trong video khi tự động phát sẽ bắt đầu chạy và thời lượng thời gian sẽ chạy, tối đa là 30 giây.

Phụ đề video có thể được thêm vào video khi video bị tắt tiếng. Bạn có thể tắt phụ đề được tạo tự động cho video của mình trong Trình quản lý video.

Không Không
Video đi kèm Tùy chọn: Video xuất hiện bên cạnh quảng cáo Quảng cáo trên đầu trang trên máy tính. Phải thêm 2 video YouTube duy nhất để bật video đồng hành. Các video đồng hành không cần phải đến từ cùng 1 kênh. Không Không
Hình ảnh kênh Nền hoặc biểu ngữ xuất hiện ở đầu trang YouTube. Hình ảnh kênh được lấy tự động từ Kênh YouTube và đi kèm Quảng cáo trên đầu trang. Không Không
Biểu tượng kênh Một biểu tượng đại diện cho Kênh YouTube. Biểu tượng kênh được lấy tự động từ Kênh YouTube và đi kèm với Quảng cáo trên trang chủ. Không

6.2. Mục tiêu marketing phù hợp

  • Mức độ nhận biết thương hiệu và phạm vi tiếp cận.

6.3. Lợi ích khi sử dụng quảng cáo Masthead

  • Vị trí đặc biệt: Video quảng cáo được phát ở vị trí trên cùng trang chủ YouTube trên các màn hình máy tính, thiết bị di động, TV.
  • Đảm bảo đặt trước: Quảng cáo trên đầu trang chủ YouTube được bán theo hình thức đặt trước, cho phép bạn lập kế hoạch trước ngân sách quảng cáo của mình và đảm bảo phân phối theo các mục tiêu về phạm vi tiếp cận thay vì dựa vào phiên đấu giá.
  • Phạm vi tiếp cận lớn: Quảng cáo nằm ở trên đầu trang chủ YouTube và có thể tiếp cận đối tượng đa dạng trong một khoảng thời gian ngắn.

6.4. Cách tính phí

Vì chỉ có thể sử dụng quảng cáo Masthead nếu đã đặt trước, nên bạn sẽ trả chi phí cho mỗi 1000 lần hiển thị (CPM). Bạn có thể làm việc với nhóm quảng cáo của Google để nhận mức giá ước tính và các mục tiêu hiển thị của chiến dịch.

Kết luận

Trên đây Phần Mềm MKT đã gửi tới bạn tổng hợp các hình thức quảng cáo YouTube phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ lựa chọn được hình thức quảng cáo phù hợp với doanh nghiệp của mình. Bên cạnh đó, bạn hãy tham khảo sử dụng phần mềm seeding YouTube – MKT Tube để tăng hiệu quả cho chiến dịch tiếp thị của mình nhé. Chúc các bạn thành công!

Nguồn tham khảo:

HIỆU QUẢ – NHANH – DỄ DÙNG là những gì mà sản phẩm của Phần mềm MKT đã, đang và luôn hướng tới. Chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ mọi thông tin hữu ích về Phần mềm MKT. Kết nối ngay để được hỗ trợ MIỄN PHÍ nhanh nhất:

Hotline: 0862.757.222

Group: https://www.facebook.com/groups/807240710504127/

Fanpage: https://www.facebook.com/phanmemmkt.vn

Youtube: https://www.youtube.com/@phanmemmktvn

Tiktok: https://www.tiktok.com/@kenhmkt0dong

Scroll to Top