Content Angle là một khái niệm cực kỳ phổ biến trong Marketing. Content Angle là hình thức triển khai nội dung giúp bạn tạo nên nét độc đáo, riêng biệt cho thương hiệu của mình. Vậy, Content Angle là gì? Content Angle và Content Pillar khác nhau như thế nào? Hãy cùng Phần mềm MKT tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé!
I. Content Angle là gì?
Content Angle là hình thức triển khai nội dung hay chủ đề nào đó thông qua những góc nhìn, nhân vật tình huống hoặc cách tiếp cận khác nhau. Mục đích của Content Angle là để định hướng nội dung ví dụ như bài viết, video content, infographics, bài đăng trên mạng xã hội,… trước khi đi vào triển khai chi tiết.
Content Angle thường được thể hiện thông qua những ý tưởng, nhân vật và tình huống khác nhau nhằm thể hiện sự nổi bật, độc đáo, hấp dẫn tạo nên sự khác biệt “không đụng hàng” của thương hiệu.
Bản chất của Content Angle là luôn đòi người sáng tạo nội dung tìm tòi ý tưởng để mang đến những thông tin hữu ích, có giá trị đối với khách hàng. Đồng thời một Content Angle hiệu quả là yếu tố không thể thiếu để phát triển toàn bộ nội dung cho chiến dịch Content Marketing cho doanh nghiệp.
II. So sánh Content Angle và Content Pillar
Content Angle và Content Pillar là hai khái niệm quan trọng trong Content Marketing. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược nội dung thành công.
Content Angle là một góc nhìn, một cách tiếp cận, một chủ đề cụ thể trong nội dung. Nó là một cách để định hướng nội dung của bạn và thu hút sự chú ý của khán giả.
Content Pillar là một chủ đề cốt lõi, bao trùm nhiều nội dung khác nhau. Nó là nền tảng của chiến lược nội dung, giúp định hướng các chủ đề và nội dung cụ thể.
So sánh Content Angle và Content Pillar:
Đặc điểm | Content Angle | Content Pillar |
Định nghĩa | Một góc nhìn, một cách tiếp cận, một chủ đề cụ thể trong nội dung | Một chủ chính, quan trọng nhất, bao trùm nhiều nội dung khác nhau |
Mục đích | Định hướng nội dung, thu hút sự chú ý của khán giả | Định hướng chiến lược nội dung, giúp định hướng các chủ đề và nội dung cụ thể |
Tính chất | Cụ thể, mang tính cá nhân | Tổng quát, mang tính tổng thể |
Số lượng | Nhiều | Ít |
Ví dụ | Một bài viết về những lợi ích của việc tập thể dục có thể được viết theo góc nhìn của một huấn luyện viên cá nhân, một chuyên gia y tế hoặc một người thường xuyên tập thể dục. | Một trang web về sức khỏe có thể có các Content Pillar như: dinh dưỡng, tập thể dục, chăm sóc da, chăm sóc tóc,… |
Sự kết hợp giữa Content Angle và Content Pillar:
Content Angle và Content Pillar có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Content Angle được xây dựng dựa trên Content Pillar. Một Content Pillar có thể bao gồm nhiều Content Angle khác nhau.
Ví dụ, một Content Pillar là “sức khỏe” có thể bao gồm những Content Angle:
- Những lợi ích của việc tập thể dục.
- Cách ăn uống lành mạnh.
- Cách chăm sóc da.
- Cách chăm sóc tóc.
Khi xây dựng chiến lược nội dung, bạn cần xác định các Content Pillar trước. Sau đó, bạn có thể phát triển các Content Angle cụ thể cho từng Content Pillar.
Vì vậy, Content Pillar được coi là khung sườn để phát triển Fanpage, trang web doanh nghiệp đúng định hướng, từ đó xây dựng nội dung một cách logic, hiệu quả nhất để tiếp cận khách hàng. Còn Content Angle đóng vai trò tạo ra những ý tưởng đột phá, độc đáo với mục đích tạo ấn tượng mạnh mẽ, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Đồng thời, Content Angle giúp nâng cao hiệu quả và tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
III. Những yếu tố tạo nên một Content Angle hấp dẫn
Để có thể tạo và phát triển được một Content Angle thu hút, trước hết bạn cần phải nắm rõ được những yếu tố quan trọng để tạo nên Content Angle.
1. Liên quan đến đối tượng khách hàng
Đầu tiên, muốn Content Angle thu hút, bạn cần tạo ra được sự liên quan, đồng điệu và phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Điều này có nghĩa là bạn phải thấu hiểu tâm lý khách hàng mục tiêu đang nhắm đến để tạo ra nội dung cho phù hợp.
Với Content Angle, bạn không phải là người mang thông tin cụ thể cho khách hàng, mà thông qua đó bạn sẽ tiếp cận và thấu hiểu insight khách hàng của mình. Để đánh giá mức độ phù hợp của Content Angle với từng nhóm khách hàng, doanh nghiệp cần dựa trên lượt tương tác trên mạng xã hội, Feedback khen chê, phản hồi từ người trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ.
Một Content Angle hiệu quả là một content nhắm thẳng đến từng phân khúc khách hàng (Customer Segmentation) cụ thể, khoanh vùng insights của họ để tạo ra sự tương tác mạnh mẽ, tạo ra tỷ lệ chuyển đổi cao cho hoạt động kinh doanh.
2. Giải quyết vấn đề của khách hàng
Để tăng tỷ lệ chuyển đổi tốt, người làm content phải luôn biết cách quan tâm, khai thác và hỗ trợ khách hàng giải quyết được những vấn đề mà họ gặp phải. Chỉ khi nỗi đau, vấn đề của khách hàng được tháo gỡ thì doanh nghiệp mới có cơ hội đưa sản phẩm/dịch vụ của mình đến gần hơn với khách hàng, nhu cầu của khách hàng mới được kích cầu.
3. Thể hệ “tính cách” riêng của doanh nghiệp
Yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một Content Angle hấp dẫn là thể hiện được Brand voice – “giọng nói” riêng biệt của thương hiệu. Brand voice thường được áp dụng trên tất cả các kênh truyền thông mà doanh nghiệp sử dụng, bao gồm bản tin, bài đăng trên mạng xã hội, video quảng cáo,…
Ví dụ, nếu khách hàng mục tiêu mà thương hiệu của bạn nhắm tới là GenZ, Content Angle nên theo hướng hài hước, năng động và bắt trend. Nhờ đó, khán giả sẽ cảm thấy bị thu hút và có xu hướng tìm hiểu sản phẩm/dịch vụ của bạn nhiều hơn.
4. Có thể chia sẻ
Content Angle hiệu quả phải là nội dung khiến người dùng muốn chia sẻ, lan truyền nó đến nhiều người khác. Tức là nội dung xây dựng phải có sức lan tỏa rộng rãi, người đọc sẽ bàn tán, thảo luận về nội dung mà doanh nghiệp tung ra. Một Content Angle muốn tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ cần phải kết hợp với các Visual Content để thu hút sự quan tâm của khách hàng.
5. Dễ dàng tìm kiếm
Sẽ thật vô nghĩa nếu bạn đã xây dựng được tính hấp dẫn, độ thu hút cao cho Content Angle nhưng nó lại không thể dễ dàng tìm kiếm bởi bất kỳ người dùng nào. Việc content của bạn được tra cứu nhiều trên các công cụ tìm kiếm không chỉ tăng độ phủ cho thương hiệu mà còn giúp nội dung của bạn được quảng bá rộng rãi.
IV. 7 cách để tạo ra Content Angle chất lượng
Vậy làm thế nào để áp dụng được những yếu tố trên và tạo ra một Content Angle thật sự chất lượng. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo.
1. Content Angle dạng hỏi đáp
Ưu điểm lớn nhất của Content Angle dạng hỏi đáp là khả năng giải quyết trực tiếp, nhanh gọn những thắc mắc của người dùng. Không cần phải dẫn dắt quá dài dòng, loại nội dung này sẽ đi thẳng vào việc cung cấp các thông tin cần thiết cho người dùng.
Nếu content của bạn giải quyết được những câu hỏi phức tạp, chuyên sâu hoặc nỗi đau của nhiều khách hàng thì nó sẽ nhận được nhiều sự quan tâm từ người dùng, và được chia sẻ rộng rãi trên các nền tảng.
2. Content Angle nêu rõ lợi ích cho người dùng
Khách hàng thường có xu hướng chọn mua những sản phẩm/dịch vụ mang lại nhiều lợi ích cho họ. Vì vậy, bạn hãy tận dụng điều này để tạo ra những Content Angle chỉ ra những lợi ích mà sản phẩm của bạn mang đến cho khách hàng.
Ví dụ, một nhà hàng bán đồ ăn Healthy có thể sáng tạo nội dung như sau:
- Lợi ích lý tính: Đồ ăn do nhà hàng nấu không chỉ giúp bạn tiết kiệm được thời gian đi chợ, nấu nướng mà còn đảm bảo bữa ăn ngon và dinh dưỡng cho cả nhà.
- Lợi ích cảm tính: Giúp cho các chị em phụ nữ có sẽ có thêm thời gian để chăm sóc cho bản thân mà vẫn chuẩn bị được bữa cơm ngon cho cả gia đình.
3. Content Angle dạng chia sẻ từ chuyên gia
Người dùng thường có xu hướng tin vào những đánh giá từ chuyên gia trước khi mua sản phẩm/dịch vụ. Cách xây dựng Content Angle sẽ rất phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm về sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng cho các sản phẩm mới ra mắt, chưa được nhiều người biết đến.
Mỗi chuyên gia đều có một lượng người theo dõi nhất định. Do đó, điều này sẽ tạo thuận lợi để sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tới đối tượng mục tiêu hơn và thậm chí tạo hiệu ứng lan truyền hiệu quả.
4. Content Angle dạng câu chuyện thương hiệu
Nhiều khách hàng thường bị thu hút trước những nội dung truyền cảm hứng từ câu chuyện về thương hiệu, về người sáng lập thương hiệu, hay về chính văn hóa nội bộ của doanh nghiệp. Đừng chỉ sử dụng những con số nghe có vẻ “to tát” về doanh nghiệp của bạn, hãy biến chúng thành những câu chuyện ấn tượng để chạm tới cảm xúc của khách hàng.
Đối với các chiến dịch tuyển dụng của doanh nghiệp, Content Angle về văn hóa nội bộ và môi trường làm việc tại doanh nghiệp, về các hoạt động xã hội của doanh nghiệp sẽ rất hữu ích để thu hút nhân tài.
5. Content Angle dạng hướng dẫn
“Làm cách nào”, “Hướng dẫn cách”,… luôn là những cụm từ được sử dụng phổ biến trên các công cụ tìm kiếm. Do đó, dạng bài viết hướng dẫn sử dụng sản phẩm, hay hướng dẫn các bước thực hiện một công việc nào đó sẽ luôn là một dạng Content Angle hữu ích với đối người đọc. Đặc biệt là các sản phẩm dạng kỹ thuật, sản phẩm đặc thù, sản phẩm mới thì các video hướng dẫn sử dụng sẽ được khách hàng quan tâm hơn cả.
6. Content Angle dựa trên số liệu nghiên cứu, khảo sát
Những số liệu cụ thể luôn là căn cứ đáng tin cậy tạo niềm tin cho người dùng. Bạn có thể tạo các content với những số liệu nghiên cứu, trích dẫn để củng cố sự uy tín cho bài viết. Những con số, dữ liệu mà bạn cung cấp phải được thực hiện dựa trên các khảo sát, nghiên cứu cụ thể, có tính xác thực cao. Từ những số liệu đó, bạn sẽ dẫn dắt và phân tích cho người dùng hiểu rõ một vấn đề liên quan nào đó để họ rút ra được kinh nghiệm, bài học cho bản thân.
7. Content Angle dạng so sánh
Những nội dung dạng đánh giá, so sánh cũng là phương án xây dựng Content Angle mang lại hiệu quả cao. Nhu cầu người dùng khi muốn mua một sản phẩm/dịch vụ nào đó họ luôn phải đứng giữa nhiều lựa chọn của hàng chục mặt hàng khác nhau trên thị trường. Vì vậy, content so sánh là cái mà người dùng thật sự cần đến.
Những bài viết đánh giá, so sánh khách quan, chính xác sẽ giúp khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định hơn. Tuy nhiên, những thông tin đưa ra trong bài viết phải thật xác đáng, khách quan, cần sự nghiên cứu và trải nghiệm. Tránh đưa ra cái nhìn chủ quan về một sản phẩm/dịch vụ thì không nên.
V. Tối ưu hóa chiến dịch Content Marketing với MKT Care
Phần mềm MKT Care là một công cụ hỗ trợ tối ưu hóa chiến dịch Content Marketing hiệu quả. Tích hợp những tính năng nổi bật, MKT Care không chỉ giúp tương tác tự động mà còn giúp bạn xây dựng một Fanpage sôi động và ấn tượng. Phần mềm này mang đến cho người dùng khả năng tăng tương tác và phát triển Fanpage một cách tự động và hiệu quả.
Những tính năng nổi bật của phần mềm MKT Care:
- Quản lý và chăm sóc không giới hạn tài khoản một cách chuyên nghiệp và bài bản.
- Hỗ trợ đăng bài hàng loạt tự động trên Profile, Fanpage, Group.
- Hỗ trợ quản lý bài viết theo từng danh mục hiệu quả.
- Tương tác tự động trên các phiên livestream, Group, Fanpage, Profile,…
- Tự động kết bạn Facebook số lượng lớn theo gợi ý, danh sách UID có sẵn.
- Hỗ trợ đăng Reels Facebook hàng loạt lên Page Profile.
- Tự động chia sẻ bài viết, livestream lên Profile, Fanpage, Group.
- Gửi tin nhắn Facebook hàng loạt cho danh sách khách hàng tiềm năng có sẵn.
- Hỗ trợ mở khóa checkpoint tài khoản dạng email, hình ảnh.
Xem thêm video giới thiệu phần mềm MKT Care:
Kết luận
Trên đây Phần Mềm MKT đã tổng hợp những kiến thức làm rõ khái niệm Content Angle là gì cũng như giúp bạn phân biệt giữa Content Pillar và Content Angle. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích giúp bạn tạo ra một chiến lược Content Marketing hiệu quả. Chúc các bạn thành công!