Customer segmentation là hoạt động quan trọng mà mọi nhà quản trị đều cần phải nắm bắt ngay từ bước lên kế hoạch cho một chiến dịch marketing cụ thể. Bởi việc này cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cũng như chi phí tiến hành tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp. Vậy customer segmentation là gì? Có những loại customer nào phổ biến? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn!
I. Customer segmentation là gì?
Customer segmentation trong tiếng Việt có nghĩa là phân khúc khách hàng. Đây được hiểu là quá trình phân chia tệp khách mà doanh nghiệp hướng tới thành những nhóm khác nhau. Dựa trên những đặc điểm tác động đến hành vi mua, những đối tượng được các nhà quản trị phân chia các nhóm nhỏ có đặc điểm chung.
Trong marketing, thuật ngữ segmentation rất thường xuyên được sử dụng. Khác với tiếp thị diện rộng, nhóm đối tượng sau khi segmentation (phân chia) sẽ được các marketers nghiên cứu, phân tích để nắm bắt tâm lý và đáp ứng insight tốt nhất.
Hiệu quả của hoạt động này có thể nhìn thấy rõ ràng nhất với những sản phẩm có mức giá khác nhau. Ví dụ trong ngành thời trang, ta có thể phân chia dựa vào khả năng chi trả, thu nhập của đối tượng. Khách hàng từ đó cũng có thể được chia thành 3 nhóm:
– Những khách hàng có thu nhập cao, sản phẩm mà họ hướng tới thường là thời trang xa xỉ từ những thương hiệu có tiếng như Dior, Chanel, Louis Vuitton,…
– Nhóm khách hàng thu nhập trung: Cũng lựa chọn sản phẩm từ những nhãn hiệu có tiếng nhưng với giá có phần rẻ hơn là Calvin Klein, Tommy Hilfiger
– Khách hàng có thu nhập thấp, khả năng chi trả của họ chỉ dừng lại ở những sản phẩm bình dân là H&M, Uniqlo,…
Nói như vậy không có nghĩa là toàn bộ khách hàng có thu nhập thấp sẽ không sử dụng được những sản phẩm ở tầng cao hơn. Nhưng xét về tần suất thì sẽ không thường xuyên bằng, tỉ lệ mà họ mua hàng ở những thương hiệu đó cũng sẽ không cao. Do đó, thay vì tiếp thị một cách tràn lan, customer segmentation sẽ nâng cao hiệu quả cho từng nhóm lên cao nhất.
II. Tại sao phân khúc khách hàng tiềm năng lại cần thiết?
Có 3 lý do cơ bản giải thích cho việc tại sao phân khúc khách hàng tiềm năng lại cần thiết trong một doanh nghiệp. Hoạt động dưới vai trò của một marketer hay nhà quản trị bạn cũng biết rằng việc lên kế hoạch cho một chiến dịch là bước không thể bỏ qua. Customer segmentation cần được thực hiện ngay tại thời điểm đó. Bởi marketing là những hoạt động xoay quanh khách hàng với mục tiêu là có thể thỏa mãn tối đa mong muốn của họ. Phân khúc khách hàng sẽ là “công cụ” thiết yếu để bạn có thể làm tốt điều đó.
1. Customer segmentation giúp tiết kiệm chi phí marketing
Phân chia khách hàng thực sự có thể giúp một nhà quản trị tiết kiệm rất nhiều tiền bạc đổ vào chiến dịch marketing. Không chỉ là việc giảm số tiền chạy quảng cáo hay phân phối nội dung, mà còn là nâng cao doanh thu trên số chi phí bỏ ra.
Rõ ràng, mục tiêu của mọi doanh nghiệp đều là tối ưu hóa lợi nhuận. Chính vì thế, nhà quản trị sẽ quan tâm tới việc họ được doanh thu trên chi phí bỏ ra. Sự phân khúc khách hàng tràn lan sẽ khiến bạn cần nhiều tiền hơn để tiếp cận toàn bộ khách hàng mục tiêu của mình. Hơn nữa, thời gian hoàn tất cũng sẽ bị kéo dài hơn rất nhiều. Tất cả điều đó dẫn đến hệ lụy giảm sút của lợi nhuận.
Nói một cách dễ hiểu với 10 triệu chi phí, bạn có thể tiếp cận 1000 khách hàng nếu như đã thực hiện segmentation. Trường hợp còn lại, con số khách hàng tiếp cận được chỉ khoảng 500 bởi cần thời gian sàng lọc và sai insight khách hàng.
2. Nắm bắt cơ hội và thể hiện được điểm mạnh của doanh nghiệp
Mỗi chiến dịch tiếp thị đều sẽ có những thông điệp cụ thể. Một điều đương nhiên chính là nội dung mà doanh nghiệp muốn truyền tải chắc chắn sẽ không thỏa mãn được toàn bộ khách hàng trên thị trường.
Do đó, để nâng cao hơn lợi thế cạnh tranh của mình doanh nghiệp sẽ cần customer segmentation. Dưới sự chủ động ngay từ ban đầu, các thương hiệu sẽ có thể dễ dàng điều khiển hướng đi của chiến dịch. Nhờ đó mà thể hiện tốt được điểm mạnh của mình. Ngoài ra hoạt động này cũng tạo ra những cơ hội mới trong tương lai.
3. Customer segmentation hỗ trợ tiếp cận mục tiêu theo cách thức phù hợp
Marketing chính là cầu nối giữa khách hàng với doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi khách hàng đều có cách phản ứng và chịu sự tác động đến hành vi, suy nghĩ khác nhau. Do đó, đáp ứng nhu cầu khách hàng cần chú ý tới sự phù hợp.
Để có thể làm được điều đó, phân khúc khách hàng chắc chắn là điều mà bạn không thể bỏ qua. Đó cũng là lý do tại sao hoạt động customer segmentation được chia ra thành 4 loại khác nhau dựa vào những tiêu chí riêng biệt.
Qua đó, nội dung trên đây đã giải đáp cho bạn đọc về thuật ngữ customer segmentation là gì. Đồng thời, bài viết cũng đã chỉ ra rõ nhất những lý do tại sao phân khúc khách hàng lại cần thiết với doanh nghiệp hiện tại. Bạn đọc cũng có thể tìm hiểu về 4 phân loại customer segment đã được chúng tôi chia sẻ trong bài viết trước. Hy vọng nội dung trên sẽ mang đến hữu ích cho bạn!