Quảng cáo TikTok không cắn tiền hay phân phối chậm là những tình trạng cực kỳ phổ biến. Đôi khi ngân sách dành cho chạy quảng cáo TikTok của bạn khá lớn nhưng do sự phân phối chậm hay không cắn tiền khiến cho hiệu quả của chiến dịch bị ảnh hưởng khá nhiều. Vậy thì làm sao để nhận biết quảng cáo TikTok của bạn bị mắc lỗi này và hướng xử lý là gì? Cùng Phần mềm MKT tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
I. Lỗi quảng cáo TikTok không cắn tiền là gì?
Lỗi quảng cáo TikTok không cắn tiền là tình trạng bạn đã tạo chiến dịch quảng cáo và cài đặt ngân sách, nhưng tiền trong tài khoản quảng cáo của bạn không bị trừ đi, mặc dù quảng cáo của bạn vẫn chưa được hiển thị. Dấu hiệu thứ 2 để bạn có thể nhận biết quảng cáo TikTok không cắn tiền và phân phối chậm đó là số lượng lượt nhấp vào ads quá thấp.
Nếu bạn là người chuyên chạy Ads Facebook và Ads TikTok bạn sẽ thấy có sự khác biệt rõ ràng.
-
Tik Tok Ads
Trái ngược ở Facebook Ads, TikTok Ads lại tính phí chủ yếu theo lượt tương tác trên mỗi video quảng cáo. Ban đầu, các quảng cáo TikTok đều được phân phối như bình thường nhưng sau đó có 2 trường hợp xảy ra.
Nếu quảng cáo đó có tương tác ổn thì chiến dịch quảng cáo chạy bình thường và cắn tiền tốt.
Nếu quảng cáo đó tương tác không ổn thì chiến dịch quảng cáo sẽ bị ảnh hưởng, chậm lại và tỷ lệ cắn tiền sẽ giảm.
Mà thói quen hầu như người dùng Tik Tok rất ít nhấn vào link vào tương tác với video quảng cáo nên hiện tượng quảng cáo TikTok không cắn tiền diễn ra thường xuyên.
-
Facebook Ads
Facebook Ads có hình thức quảng cáo tương tác, đó là mỗi khi người dùng like, bình luận, nhắn tin hay đặt hàng thì bên phía chạy quảng cáo sẽ phải trả phí.
Nhưng với quảng cáo Facebook thì chủ yếu là trả phí theo hình thức hiển thị. Mỗi khi quảng cáo hiển thị thì lượt nhấp lại có giá thầu khác nhau phụ thuộc vào tỷ lệ người dùng tương tác với bài quảng cáo đó. Cùng là một quảng cáo nhưng tỷ lệ tương tác cao hơn thì chi phí cho mỗi lượt nhấp sẽ thấp hơn.
Cho nên hầu như các quảng cáo Facebook ít bị tình trạng không cắn tiền hay phân phối chậm. Trừ khi quảng cáo của bạn vi phạm chính sách nào đó của Facebook.
II. Nguyên nhân quảng cáo TikTok không cắn tiền và cách xử lý
Bên cạnh lý do chính, quảng cáo TikTok không cắn tiền còn do một số các nguyên nhân khác như sau:
1. Target đối tượng chồng chéo
Phần đối tượng của quảng cáo TikTok, nhà quảng cáo chọn quá nhiều điều kiện trong phần đối tượng khách hàng. Chính vì quá nhiều điều kiện nên TikTok Ads gặp khó khăn trong việc sàng lọc tệp đối tượng khách hàng mục tiêu cho nên dẫn đến tình trạng quảng cáo chậm phân phối.
Ví dụ: Bạn muốn nhắm mục tiêu đến phụ nữ từ 25-35 tuổi, sống ở Hà Nội, quan tâm đến thời trang và làm việc trong ngành công nghệ. Việc kết hợp quá nhiều điều kiện như vậy có thể khiến phạm vi đối tượng trở nên quá nhỏ.
Hướng xử lý lỗi:
- Giảm bớt các điều kiện: Hãy ưu tiên những điều kiện quan trọng nhất và loại bỏ những điều kiện không thật sự cần thiết.
- Mở rộng phạm vi: Hãy thử mở rộng phạm vi đối tượng bằng cách thay đổi một số điều kiện, chẳng hạn như tăng khoảng tuổi hoặc mở rộng vị trí địa lý.
- Sử dụng TikTok studio: Nếu bạn muốn biết mình nên tập trung vào đối tượng nào, bạn có thể sử dụng TikTok studio và xem đối tượng xem video của bạn là kiểu đối tượng nào.
2. Target quá sâu
Bạn đã nhắm mục tiêu đối tượng khách hàng quá cụ thể, với nhiều điều kiện chi tiết. Mặc dù điều này có vẻ logic, nhưng trên TikTok, với lượng người dùng đa dạng nhưng chưa thật sự tập trung theo sở thích cụ thể như một số nền tảng khác, việc target quá sâu sẽ khiến tệp đối tượng mục tiêu của bạn trở nên quá nhỏ. Kết quả là, TikTok Ads sẽ gặp khó khăn trong việc tìm đủ người dùng phù hợp với tất cả các điều kiện, dẫn đến quảng cáo không được hiển thị nhiều, không cắn tiền và tỷ lệ click/mua hàng thấp.
Ví dụ: Bạn muốn bán sản phẩm mỹ phẩm dành cho phụ nữ da dầu, tuổi từ 20-25, sống ở quận 1, TP.HCM, quan tâm đến các blog làm đẹp Hàn Quốc và theo dõi ít nhất 5 tài khoản về skincare. Việc kết hợp quá nhiều điều kiện như vậy sẽ khiến phạm vi đối tượng mục tiêu trở nên rất hẹp.
Hướng xử lý lỗi:
- Target đối tượng ở mức cơ bản: Hãy tập trung vào những đặc điểm chính của đối tượng khách hàng, chẳng hạn như giới tính, độ tuổi, vị trí địa lý và một vài sở thích chung.
- Thử nghiệm A/B: Hãy thử nghiệm các chiến dịch quảng cáo với các đối tượng mục tiêu khác nhau để tìm ra đối tượng hiệu quả nhất.
- Theo dõi và tối ưu hóa: Theo dõi hiệu suất của chiến dịch quảng cáo và điều chỉnh đối tượng mục tiêu nếu cần.
Đọc thêm: Giải đáp: Chạy quảng cáo TikTok có hiệu quả không?
3. Quảng cáo TikTok bị báo cáo
Người dùng TikTok đã báo cáo quảng cáo của bạn vì cho rằng nó không phù hợp, gây khó chịu, hoặc vi phạm chính sách cộng đồng của TikTok. Khi một quảng cáo bị báo cáo nhiều lần, TikTok sẽ hạn chế hiển thị nó hoặc thậm chí ngừng chạy quảng cáo đó.
Một số lý do phổ biến:
- Nội dung không phù hợp: Quảng cáo chứa nội dung nhạy cảm, phản cảm, bạo lực, khiêu dâm, hoặc vi phạm các quy định về bản quyền.
- Quảng cáo lừa đảo: Quảng cáo hứa hẹn những điều không thực tế, lừa đảo người dùng, hoặc chứa các liên kết độc hại.
- Spam: Quảng cáo được hiển thị quá thường xuyên, gây phiền nhiễu cho người dùng.
Hướng xử lý:
- Thay đổi nội dung quảng cáo: Bạn hãy Đảm bảo nội dung quảng cáo tuân thủ chính sách cộng đồng của TikTok. Cần hạn chế sử dụng ngôn ngữ phù hợp, hình ảnh chất lượng cao và video hấp dẫn. Cuối cùng, đừng sử dụng các yếu tố gây khó chịu hoặc gây tranh cãi.
- Thay đổi tệp khách hàng hướng đến: Nếu quảng cáo bị báo cáo vì không phù hợp với đối tượng mục tiêu, hãy xem xét lại đối tượng khách hàng của bạn. Sử dụng các công cụ nhắm mục tiêu của TikTok để đảm bảo quảng cáo được hiển thị cho những người dùng phù hợp nhất.
- Liên hệ với bộ phận hỗ trợ của TikTok: Nếu bạn tin rằng quảng cáo của bạn đã bị báo cáo một cách sai trái, hãy liên hệ với bộ phận hỗ trợ của TikTok để kháng nghị.
Lưu ý: Việc bị báo cáo nhiều lần có thể ảnh hưởng đến uy tín của tài khoản quảng cáo của bạn. Hãy luôn tuân thủ chính sách của TikTok và tạo ra những quảng cáo chất lượng, phù hợp với người dùng.
4. Giá thầu thấp hơn so với các đối thủ
Bạn đã đặt giá thầu cho mỗi tương tác (CPC, CPM,…) quá thấp so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành hoặc đối tượng mục tiêu. Kết quả là, quảng cáo của bạn khó có cơ hội được hiển thị cho người dùng, vì hệ thống ưu tiên hiển thị những quảng cáo có giá thầu cao hơn.
Ví dụ: Bạn đang bán quần áo và đặt giá thầu CPC là 0.1 USD, trong khi các đối thủ cạnh tranh đặt giá thầu CPC từ 0.5 USD trở lên. Với giá thầu thấp như vậy, quảng cáo của bạn sẽ khó có cơ hội cạnh tranh và được hiển thị cho người dùng quan tâm đến quần áo.
Hướng xử lý lỗi:
- Đặt giá thầu phù hợp: Nghiên cứu giá thầu trung bình của các đối thủ cạnh tranh trong ngành của bạn. Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa của TikTok Ads để ước tính giá thầu phù hợp.
- Sử dụng chiến lược giá thầu tự động: TikTok Ads cung cấp các chiến lược giá thầu tự động, giúp hệ thống tự động điều chỉnh giá thầu để tối ưu hóa hiệu suất của chiến dịch.
- Theo dõi và tối ưu hóa: Theo dõi hiệu suất của chiến dịch quảng cáo và điều chỉnh giá thầu nếu cần.
5. Tài khoản Ads cá nhân
Bạn đang sử dụng tài khoản TikTok Ads cá nhân, loại tài khoản có tính năng và khả năng phân tích hạn chế so với tài khoản TikTok Ads Agency. Một số tính năng nâng cao, chẳng hạn như phân tích chi tiết, tối ưu hóa tự động, và khả năng quản lý nhiều chiến dịch cùng lúc, có thể không có sẵn trên tài khoản cá nhân.
Hướng xử lý lỗi: Cách để xử lý nguyên nhân này dễ nhất chính là thuê tài khoản quảng cáo TikTok Agency. Nếu bạn cần sử dụng các tính năng nâng cao của TikTok Ads, hãy cân nhắc việc thuê dịch vụ của một agency quảng cáo TikTok. Các agency này thường có tài khoản TikTok Ads Agency với đầy đủ tính năng và chuyên môn để quản lý chiến dịch quảng cáo hiệu quả.
6. Chất lượng content kém
Đây là nền tảng cho phép quảng cáo video trên TikTok nên những nội dung content mới lạ, thu hút sự tương tác của khách hàng sẽ khiến cho quảng cáo của bạn được đón nhận nhiều hơn. Nhưng content ở Việt Nam hầu như khá ít sự sáng tạo đặc biệt trong các bài quảng cáo.
Hướng xử lý lỗi: Đầu tư chất lượng nội dung quảng cáo.
7. Xác định sai đối tượng khách hàng
Một trong các lý do khiến cho quảng cáo TikTok không cắn tiền đó là xác định sai đối tượng mục tiêu. Việc xác định sai đối tượng khách không chỉ hiệu quả kém mà chi phí bỏ qua sẽ bị lãng phí rất nhiều.
Hướng xử lý lỗi: Kiểm tra lại phần target khách hàng. Thay đổi ngay tệp khách hàng nếu không thấy có kết quả quảng cáo.
Mẹo nhỏ dành cho bạn: Chi phí để chạy quảng cáo Tik Tok cũng không hề rẻ chút nào và đôi khi còn bị chặn bởi một số các chính sách từ nhà phát triển nền tảng. Xu hướng Marketing 0 đồng trên TikTok là xu hướng trong tương lai nên bạn cần nắm bắt thời cơ ngay từ bây giờ cùng phần mềm MKT TikPro.
Kết luận
Trên đây là bài viết giải đáp tại sao quảng cáo TikTok không cắn tiền và cách khắc phục cực đơn giản. Hy vọng bài chia sẻ về quảng cáo TikTok không cắn tiền giúp ích cho bạn khi chạy TikTok Ads.