Target Market là gì? Cách xác định Target Market mới nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Target Market là gì? Đây là một thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và Marketing. Nếu bạn đang bắt đầu một dự án kinh doanh hay muốn phát triển doanh nghiệp hiện tại, việc hiểu rõ target market sẽ giúp bạn xác định đúng nhóm khách hàng mục tiêu và cung cấp sản phẩm, dịch vụ phù hợp cho họ. Hãy cùng Phần mềm MKT tìm hiểu Target Market là gì và cách xác định Thị trường mục tiêu trong bài viết này nhé!

I. Target Market là gì?

Target Market (Thị trường mục tiêu) là một nhóm khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến để tiếp cận và bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Đây là nhóm người mà bạn đặt mục tiêu để thu hút, phục vụ và tạo ra giá trị cho họ.

Target Market là gì?
Target Market là gì?

Thị trường mục tiêu thường được xác định dựa trên các yếu tố như:

  • Giới tính.
  • Độ tuổi.
  • Thu nhập.
  • Vị trí địa lý.
  • Sở thích.
  • Hành vi mua sắm.
  • Nhu cầu.

Việc xác định thị trường mục tiêu là rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó giúp doanh nghiệp tập trung các nỗ lực marketing vào nhóm khách hàng có khả năng mua sản phẩm, dịch vụ của mình nhất. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí marketing và tăng hiệu quả tiếp thị.

II. Phân khúc thị trường (Market Segmentation) là gì?

Phân khúc thị trường (Market Segmentation) là quá trình phân chia thị trường mục tiêu của bạn thành các nhóm nhỏ hơn, cụ thể hơn. Nó cho phép bạn tạo ra một thông điệp truyền thông (marketing message) phù hợp với từng nhóm.

Phân khúc thị trường là chìa khóa để thu hút đối tác mới, tăng doanh số bán hàng và góp phần tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp.

Cái hay của Market Segmentation là khi bạn tập trung toàn bộ nguồn lực tiếp thị đến một số nhóm khách hàng cụ thể thì việc quảng bá, định giá và phân phối sản phẩm/dịch vụ sẽ trở nên đơn giản hơn, chi phí đầu tư hiệu quả hơn.

Hiện tại, các nền tảng mạng xã hội, ví dụ như Facebook, Instagram, TikTok, Linkedin, Twitter, đều tích hợp các tính năng tinh vi cho phép bạn tiếp cận đối tượng mục tiêu đựa trên các phân khúc thị trường nhất định.

Bạn có thể tiếp cận phân khúc thị trường theo tổng hợp nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, trong đó có 4 loại phổ biến nhất bao gồm: Phân khúc nhân khẩu học (Demographic segmentation), phân khúc địa lý (Geographic segmentation), phân khúc hành vi (Behavioral segmentation) và phân khúc tâm lý (Psychographic segmentation).

4 loại phân khúc thị trường phổ biến
4 loại phân khúc thị trường phổ biến

1. Phân khúc nhân khẩu học (Demographic segmentation)

Phân khúc nhân khẩu học là một quá trình phân chia thị trường mục tiêu thành các nhóm dựa trên các yếu tố nhân khẩu học, chẳng hạn như: tuổi tác, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vấn,…

Phân khúc nhân khẩu học là một cách hiệu quả để các doanh nghiệp xác định được nhóm khách hàng có nhu cầu và mong muốn về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tập trung các nỗ lực marketing vào đúng nhóm khách hàng và tăng hiệu quả tiếp thị.

Dưới đây là một số yếu tố nhân khẩu học phổ biến được sử dụng để phân khúc thị trường:

  • Tuổi tác: Đây là yếu tố đo lường tuổi của khách hàng. Ví dụ, một khách hàng có thể là thanh thiếu niên, thanh niên, trung niên hoặc cao tuổi.
  • Giới tính: Đây là yếu tố đo lường giới tính của khách hàng. Ví dụ, một khách hàng có thể là nam hoặc nữ.
  • Thu nhập: Đây là yếu tố đo lường thu nhập của khách hàng. Ví dụ, một khách hàng có thể có thu nhập thấp, trung bình hoặc cao.
  • Nghề nghiệp: Đây là yếu tố đo lường nghề nghiệp của khách hàng. Ví dụ, một khách hàng có thể là nhân viên văn phòng, nhà quản lý, doanh nhân hoặc người lao động tự do.
  • Địa vị xã hội: Đây là yếu tố đo lường địa vị xã hội của khách hàng. Ví dụ, một khách hàng có thể là người thuộc tầng lớp thấp, trung lưu hoặc thượng lưu.
  • Tình trạng hôn nhân: Đây là yếu tố đo lường tình trạng hôn nhân của khách hàng. Ví dụ, một khách hàng có thể là độc thân, đã kết hôn, đã ly hôn hoặc góa vợ/chồng.
  • Trình độ học vấn: Đây là yếu tố đo lường trình độ học vấn của khách hàng. Ví dụ, một khách hàng có thể là chưa tốt nghiệp trung học, tốt nghiệp trung học, tốt nghiệp đại học hoặc có bằng cấp cao hơn.
  • Tôn giáo: Đây là yếu tố đo lường tôn giáo của khách hàng. Ví dụ, một khách hàng có thể theo đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Hồi, đạo Do Thái hoặc không tôn giáo.
  • Chủng tộc: Đây là yếu tố đo lường chủng tộc của khách hàng. Ví dụ, một khách hàng có thể là người da trắng, người da đen, người châu Á, người Mỹ Latinh hoặc người bản địa.
  • Quốc tịch: Đây là yếu tố đo lường quốc tịch của khách hàng. Ví dụ, một khách hàng có thể là người Việt Nam, người Mỹ, người Anh, người Pháp hoặc người Đức.

2. Phân khúc địa lý (Geographic segmentation)

Phân khúc địa lý là một cách phân chia thị trường dựa trên vị trí địa lý. Tùy thuộc vào phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp mà bạn có thể phân chia khu vực theo các yếu tố sau:

  • Khu vực lân cận.
  • Mã bưu điện hoặc Mã ZIP.
  • Tỉnh, thành phố.
  • Quận, huyện.
  • Khu vực, tiểu bang.
  • Quốc gia (nếu doanh nghiệp của bạn là một doanh nghiệp quốc tế).

Phân khúc địa lý dựa trên tiền đề rằng khách hàng trong mỗi khu vực địa lý cụ thể có nhu cầu về một sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Chẳng hạn như, một dịch vụ chăm sóc sân vườn thường tập trung các chiến lược marketing của mình vào một thị trấn nhỏ hoặc phân khu có nhiều phần trăm dân cư người cao tuổi.

3. Phần khúc hành vi (Behavioral segmentation)

Phân khúc hành vi (Behavioral segmentation) là một phương pháp chia nhỏ thị trường mục tiêu thành các nhóm nhỏ dựa trên hành vi và thói quen tiêu dùng của khách hàng. Thay vì tập trung vào các yếu tố như độ tuổi, giới tính hay vị trí địa lý, behavioral segmentation tập trung vào cách mà khách hàng tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ, như cách họ mua hàng, tần suất mua hàng, loại sản phẩm ưa thích, mức độ sử dụng, và các hoạt động liên quan khác.

Quan trọng khi thực hiện phân khúc hành vi là thu thập và phân tích các dữ liệu có liên quan đến hành vi tiêu dùng. Các nguồn dữ liệu phổ biến bao gồm:

  • Hành vi mua hàng: Thời gian mua hàng, tần suất mua hàng, số lượng sản phẩm mua trong mỗi lần giao dịch, giá trị đơn hàng trung bình.
  • Phản hồi và tương tác: Tương tác với sản phẩm hoặc thương hiệu qua các kênh truyền thông xã hội, email marketing, quảng cáo trực tuyến và các hoạt động marketing khác.
  • Sử dụng sản phẩm: Mức độ sử dụng sản phẩm, tần suất sử dụng, mức độ hài lòng và sự trung thành đối với sản phẩm.
  • Phản hồi sau mua hàng: Tỷ lệ trả lại sản phẩm, phản hồi và đánh giá từ khách hàng sau khi mua hàng.

Khi đã có dữ liệu, các doanh nghiệp có thể áp dụng các kỹ thuật phân tích dữ liệu để nhận biết và xác định các nhóm khách hàng có hành vi tương tự. Sau đó, họ có thể phát triển các chiến lược marketing, quảng cáo và chương trình khuyến mãi nhằm hướng đến từng nhóm đối tượng này một cách hiệu quả hơn.

Xem thêm:

4. Phân khúc tâm lý (Psychographic segmentation)

Phân khúc tâm lý phân đoạn thị trường mục tiêu dựa trên tầng lớp xã hội, kinh tế hoặc phong cách sống của người tiêu dùng.

Quy mô kinh tế xã hội dao động từ tầng lớp giàu có, trình độ học vấn cao đến tầng lớp học vấn thấp và không có kỹ năng. Theo kết quả khảo sát từ độc giả quốc gia có trụ sở tại Vương Quốc Anh, tầng lớp xã hội được phần thành 6 loại:

Tầng lớp xã hội Địa vị xã hội Nghề nghiệp
A Tầng lớp thượng lưu Quản trị, hành chính, chuyên viên cấp cao
B Tầng lớp trung lưu Trung cấp quản lý, hành chính hoặc chuyên viên cấp cao
C1 Tầng lớp trung lưu thấp Giám sát, văn thư, quản lý cấp cơ sở, hành chính hoặc chuyên viên cấp cao
C2 Tầng lớp công nhân lành nghề Lao động có tay nghề
D Tầng lớp lao động Lao động thời vụ và không có tay nghề
E Subsistence class Thất nghiệp, nhân viên thời vụ

Phân loại phong cách sống dựa trên giá trị, niềm tin, sở thích và những thứ tương tự của khách hàng. Người dân ở phố xá đông đúc sẽ có lối sống khác biệt với người dân ở nông thôn hoặc vùng ngoại ô.

Phân tích tâm lý (Psychographic segmentation) dựa trên tiền đề rằng những lựa chọn mà khách hàng đưa ra trong quá trình mua bán hàng hóa và dịch vụ phản ánh lối sống hoặc tầng lớp xã hội của họ.

III. Tầm quan trọng của việc xác định Target Market

Nhiều người trong chúng ta thường cho rằng một sản phẩm chất lượng sẽ được mọi người yêu thích. Nhưng sự thật là gì? Dù sản phẩm có tốt đến đâu thì nó cũng chỉ có giá trị với một nhóm người tiêu dùng nhất định.

Thay vì lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc vào tệp khách hàng chung chung không rõ ràng, doanh nghiệp có thể dành toàn bộ khả năng của mình vào Thị trường mục tiêu. Vì:

1. Target Market hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm

Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, các nhà sản xuất luôn mong muốn cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình.

Target Market giúp doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm
Target Market giúp doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm

Một khi Thị trường mục tiêu được xác định cụ thể, chi tiết, doanh nghiệp có thể nhận định được các nhu cầu cụ thể và tương lai của khách hàng. Từ đó phát triển và cải tiến sản phẩm của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, sản phẩm sẽ không ngừng phát triển và hoàn thiện hơn.

2. Target Market giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của khách hàng tốt hơn

Doanh nghiệp có thể mang đến một kết quả khả thi và đáp ứng đúng mong đợi cho khách hàng khi xác định Target Market đúng. Việc này sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích vô cùng lớn.

  • Đầu tiên, hạn chế tình trạng có những kỳ vọng xa vời thực tế với sản phẩm.
  • Thứ hai, doanh nghiệp cũng sở hữu nhóm khách hàng trung thành. Đây cũng là mục tiêu cực kỳ quan trọng của các doanh nghiệp.

3. Target Market giúp tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo

Việc biết rõ khách hàng tiềm năng và gom họ thành thị trường mục tiêu (Target Market) khiến cho chiến dịch quảng cáo hiệu quả hơn gấp nhiều lần. Nắm được thông tin về thị trường mục tiêu, tức là hiểu hành vi người tiêu dùng.

  • Hiểu được họ muốn gì?
  • Thói quen mua hàng của họ ra sao?
  • Điều họ quan tâm là gì?…

Và quan trọng hơn, nhân tố khiến họ đưa ra quyết định mua hàng là gì?

Bằng những kết quả tìm kiếm, nghiên cứu đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tạo nên thông điệp quảng cáo phù hợp và để lại ấn tượng đối với thị trường. Tầm quan trọng của thị trường mục tiêu là vô cùng to lớn. Nó quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Vậy làm cách nào để xác định Target Market?

IV. Cách xác định Target Market cho doanh nghiệp

Dưới đây là những bước cơ bản giúp bạn xác định Target Market cho doanh nghiệp của mình.

1. Tổng hợp dữ liệu về khách hàng hiện tại của bạn

Khách hàng hiện tại của bạn bao gồm những thành phần nào? Và tại sao họ lại quyết định mua hàng của doanh nghiệp?

Hãy tìm hiểu các đặc điểm và mối quan tâm chung giữa những vị khách ấy và xem xét xem thành phần nào mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhất?

Tổng hợp dữ liệu về khách hàng hiện tại của doanh nghiệp
Tổng hợp dữ liệu về khách hàng hiện tại của doanh nghiệp

Từ đó, bạn sẽ dễ dàng xác định được thêm nhiều khách hàng mục tiêu có đặc điểm tương tự họ, cũng có thể hưởng lợi từ sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

2. Phân tích tình hình của đối thủ cạnh tranh

Xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp, tiềm năng của doanh nghiệp? Khách hàng hiện tại của họ bao gồm những ai? Bạn nên tránh đi cùng con đường với đối thủ, thay vào đó hãy lựa chọn thị trường ngách – nơi mà đối thủ của doanh nghiệp đã bỏ sót.

3. Phân tích sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp

Hãy liệt kê hết tính năng của sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Bên cạnh mỗi tính năng, hãy nêu rõ những lợi ích, giá trị mà nó mang lại. Tiếp đến, lên danh sách những người mà lợi ích mà bạn mang lại có thể đáp ứng nhu cầu của họ.

4. Lựa chọn các tiêu chí nhân khẩu học cụ thể để hướng tới

Tìm hiểu không chỉ những người có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ của bạn, mà cả những người có khả năng mua nó nhất.

Các yếu tố về nhân khẩu học giúp bạn xác định thị trường mục tiêu hiệu quả
Các yếu tố về nhân khẩu học giúp bạn xác định thị trường mục tiêu hiệu quả

Dưới đây là danh sách các tiêu chí nhân khẩu học cần lưu ý:

  • Độ tuổi.
  • Vị trí địa lý.
  • Giới tính.
  • Mức thu nhập.
  • Trình độ học vấn.
  • Tình trạng hôn nhân.
  • Nghề nghiệp.
  • Dân tộc/tôn giáo.

5. Xem xét yếu tố tâm lý học của khách hàng mục tiêu

Một số yếu tố tâm lý học mà bạn có thể tham khảo sau đây:

  •  Nhân cách.
  • Thái độ.
  • Giá trị.
  • Sở thích.
  • Lối sống.
  • Phong cách sống.

Từ đó, hãy xác định xem các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp phù hợp như thế nào với phong cách sống của khách hàng mục tiêu:

  • Thời điểm khách hàng sẽ cần đến sản phẩm.
  • Những tính năng độc đáo (USP) đối với khách hàng.
  • Khách hàng thường tiếp nhận thông tin từ các kênh truyền thông nào? Báo chí, mạng Internet hay các sự kiện nào đó?

6. Đánh giá lại các quyết định

Đánh giá lại những quyết định của bản thân về Target Market, bạn có thể tham khảo một số yếu tố sau:

  • Có đủ số lượng khách hàng phù hợp với tiêu chí của tôi không?
  • Khách hàng mục tiêu có thật sự cần sản phẩm/dịch vụ?
  • Làm thế nào để khách hàng mục tiêu ra quyết định mua hàng?
  • Khách hàng ấy có khả năng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ của tôi không?
  • Liệu thông điệp mà tôi truyền tải có tới gần hơn với khách hàng mục tiêu?

Bên cạnh đó, khi lựa chọn Target Market, bạn có thể lựa chọn nhiều phân khúc thích hợp. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc cách tiếp cận truyền thông giữa các phân khúc khác nhau của doanh nghiệp.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu được Target Market là gì và tầm quan trọng nó cũng như cách để xác định Target Market. Từ đó, bạn có thể áp dụng đúng vào mô hình kinh doanh của doanh nghiệp và mang lại hiệu quả tốt. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Phần mềm MKT!

HIỆU QUẢ – NHANH – DỄ DÙNG là những gì mà sản phẩm của Phần mềm MKT đã, đang và luôn hướng tới. Chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ mọi thông tin hữu ích về Phần mềm MKT. Kết nối ngay để được hỗ trợ MIỄN PHÍ nhanh nhất:

Hotline: 0862.757.222

Group: https://www.facebook.com/groups/807240710504127/

Fanpage: https://www.facebook.com/phanmemmkt.vn

Youtube: https://www.youtube.com/@phanmemmktvn

Tiktok: https://www.tiktok.com/@kenhmkt0dong

Scroll to Top