Xây dựng kịch bản livestream bán hàng là bước đầu tiên cần làm trước khi tiến hành phát trực tiếp. Đã bao giờ bạn thắc mắc rằng, tại sao lại có những shop livestream chốt được trăm đơn, đạt trăm nghìn người xem chưa? Kịch bản livestream chính là yếu tố then chốt để quyết định khả năng chốt đơn khi bạn bán hàng trực tiếp. Phần mềm MKT sẽ chia sẻ cho bạn mẫu kịch bản livestream bán hàng hiệu quả trong bài viết dưới đây.
I. Kịch bản livestream bán hàng quan trọng như thế nào?
Livestream bán hàng Facebook đang là hình thức quảng bá sản phẩm phổ biến nhất hiện nay. Nó giúp cho chủ kinh doanh tiếp cận được tới nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Từ đó tăng doanh số bán hàng. Để đạt được hiệu quả này thì kịch bản livestream bán hàng đóng một vai trò rất quan trọng.
1. Tăng sự tự tin khi tiến hành livestream bán hàng
Livestream bán hàng là một công việc không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi bạn phải có kỹ năng giao tiếp, sự tự tin khi giới thiệu về sản phẩm. Bởi bạn sẽ không thể biết được rằng buổi phát trực tiếp đó sẽ có bao nhiêu người xem, tương tác. Vậy nên việc xây dựng kịch bản livestream bán hàng trước sẽ giúp bạn tự tin hơn khi giới thiệu về sản phẩm. Hạn chế việc bị nói lan man, ấp úng, không cung cấp đủ thông tin muốn truyền tải tới người xem. Vì bạn đã có sự chuẩn bị và tập luyện trước đó.
2. Dẫn dắt người xem livestream dễ dàng hơn
Khi bạn đã xây dựng được một kịch bản livestream bán hàng rồi. Bạn sẽ nắm rõ được các hoạt động, thông tin cần nói trong lúc phát trực tiếp. Từ đó dễ dàng điều hướng người xem thực hiện các hoạt động tương tác, chốt đơn hàng.
Ngoài ra, việc chuẩn bị kịch bản livestream bán hàng sẽ giúp bạn hiểu hơn về hành vi của khách hàng. Có sự chuẩn bị trước cho những tình huống bất ngờ, xảy ra trong lúc live để kịp thời ứng phó. Điều hướng, đưa ra cách giải quyết nhanh nhất và kiểm soát được hoạt động livestream bán hàng.
3. Nội dung truyền tải có sự liên kết, mạch lạc
Điểm nổi bật của việc livestream bán hàng đó là nội dung phải được cung cấp một cách liên tục. Vì người xem rất nhạy cảm, họ sẽ dễ cảm thấy chán nản, không hứng thú. Khi nội dung lặp lại liên tục, không có sự liên kết và thiếu thu hút.
Do vậy, việc xây dựng kịch bản livestream bán hàng không những giúp bạn kiểm soát được nội dung cần nói. Mà còn giúp bạn kiểm tra lại toàn bộ quá trình trước khi livestream. Do đó các khâu chuẩn bị sẽ được đầu tư, chỉnh chu hơn, chuẩn bị tâm lý vững vàng trước khi thực hiện. Ngoài ra, việc chuẩn bị trước kịch bản livestream còn giúp bạn kiểm soát được nội dung cũ và nội dung mới. Những nội dung nào đã được nói, nội dung nào chưa được nói.
II. 4 bước xây dựng kịch bản livestream bán hàng thu hút
Để quá trình xây dựng kịch bản livestream không mất quá nhiều thời gian. Buổi livestream được tiến hành thuận lợi. Bạn có thể tham khảo để thực hiện theo các bước sau.
1. Chuẩn bị chủ đề và xác định mục tiêu trước khi lên sóng
Điều đầu tiên bạn cần làm là xác định chủ đề, mục tiêu cho buổi livestream sắp tới. Đó là buổi livestream để cho ra mắt sản phẩm mới hay là để tung ra ưu đãi, quà tặng,… Dựa vào đó để bạn đưa ra những thông báo có sức hút về buổi phát sóng sắp tới. Và xác định đối tượng khách hàng tham gia phù hợp. Thực hiện xong bước này thì việc xây dựng kịch bản livestream bán hàng sẽ dễ dàng hơn.
2. Lời mở đầu livestream cần sự ấn tượng
Bước quan trọng tiếp theo đó là tạo lời mở đầu ấn tượng. Đây là yếu tố quyết định xem khách hàng có dừng lại xem livestream của bạn hay không. Do vậy, bạn cần phải chuẩn bị cả mẫu câu mở đầu thật thu hút.
Trong trường hợp người xem livestream chưa có nhiều người xem. Bạn có thể thông báo với họ về việc chờ thêm những người xem tiếp với thái độ vui vẻ, thân thiện. Trong lúc bạn chờ đợi, có thể nói chuyện, giao lưu với người xem để níu giữ họ. Để họ không cảm thấy nhàm chán.
3. Triển khai nội dung chính của buổi livestream
Sau khi đã hoàn thiện phần mở đầu, bước tiếp theo bạn cần làm là triển khai nội dung chính của buổi livestream. Bạn cần phân bố thời gian hợp lý khi livestream với ba phần chủ yếu. Đó là: kêu gọi tương tác – chia sẻ – thông tin về sản phẩm. Bạn nên giới hạn thời gian cho từng phần nói để tránh trường hợp buổi livestream quá dài. Nếu vậy sẽ khiến cho khách hàng xem phát sóng dễ bị chán nản.
Để buổi livestream được suôn sẻ bạn cần có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Bạn phải đảm bảo rằng trong quá trình xem livestream. Khách hàng đã nắm được các thông tin chính và đưa ra quyết định mua hàng của bạn.
4. Kết thúc livestream
Trước khi kết thúc buổi phát sóng, bạn cần tóm gọn lại những nội dung bạn vừa chia sẻ. Đồng thời đưa ra lời cảm ơn, kêu gọi khách hàng mua sản phẩm. Điều này sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy hài lòng, được tôn trọng. Từ đó tăng khả năng mua sản phẩm của bạn.
III. 5+ mẹo để sở hữu kịch bản livestream bán hàng hay
Bên cạnh 4 bước xây dựng kịch bản livestream bán hàng trên. Bạn có thể áp dụng một số mẹo sau để sở hữu kịch bản livestream bán hàng hay nhất.
1. Tạo bố cục hình ảnh tối ưu
Căn chỉnh khung hình livestream sao cho phù hợp là một yếu tố quan trọng. Bởi bạn sẽ phải sắp xếp, trưng bày các sản phẩm sao cho người xem có thể nhìn thấy rõ chúng. Vì vậy mà các yếu tố liên quan như background, ánh sáng, hình ảnh sản phẩm,… Bạn cần bố trí sao cho hài hòa, làm nổi bật sản phẩm nhất có thể.
2. Thường xuyên tương tác với khách hàng
Nhiều người livestream nghĩ rằng, buổi phát trực tiếp cần đủ số lượng người xem theo mong muốn. Thì mới bắt đầu tương tác, trò chuyện với khách hàng. Tuy nhiên nếu làm như vậy sẽ khiến cho những người xem trước cảm thấy khó chịu, không được chào đón. Lời mở đầu livestream rất quan trọng. Nên ngay từ khi có người bắt đầu xem, bạn nên tương tác, chào đón họ.
Ngoài ra, trong suốt buổi live diễn ra, ngoài việc cung cấp thông tin về sản phẩm. Bạn cũng nên dành chút thời gian tương tác với người xem. Để tránh làm cho buổi livestream trở nên nhàm chán.
3. Chuẩn bị trước những thông tin chính về sản phẩm, chương trình khuyến mãi
Để tránh rơi vào tình trạng, livestream nhưng không biết nói gì, bắt đầu từ đâu. Thì bạn nên chuẩn bị trước thông tin sản phẩm và chương trình khuyến mãi kích cầu. Nhiều buổi livestream thất bại là do người livestream không nói được các thông tin về sản phẩm. Không đưa ra các chương trình khuyến mãi để kích thích người xem. Do vậy, để buổi phát trực tiếp diễn ra thành công. Bạn nên chuẩn bị trước những thông tin này.
4. Kiểm soát thời gian diễn ra livestream
Thời lượng livestream được đánh giá hiệu quả là trong khoảng thời gian 90-180 phút. Vì vậy bạn cần chuẩn bị kịch bản livestream bán hàng. Để đảm bảo rằng có đủ thời gian để giới thiệu, truyền tải hết thông tin cần nói về sản phẩm. Cách hiệu quả giúp bạn kiểm soát được thời gian đó là bạn nên chia thời gian phù hợp. Ví dụ như bạn sẽ dành ra bao nhiêu phút để nói về sản phẩm, bao nhiêu phút để tương tác với người xem,…
5. Khuyến khích khách hàng chốt đơn ngay trên live
Nếu có thể bạn hãy khuyến khích khách hàng của mình chốt đơn ngay trên livestream. Để kích thích nhu cầu mua hàng của họ. Bạn có thể đưa ra một số chương trình khuyến mãi, quà tặng cho những người chốt đơn ngay trên live. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình livestream bạn nên nhắc lại những thông tin này cho người xem. Để những người xem sau không bị bỏ lỡ thông tin.
6. Kết thúc “mở” cho buổi livestream
Kết thúc buổi livestream không chỉ đơn giản là bạn nói lời cảm ơn, chào tạm biệt người xem. Bạn hãy chia sẻ ngay những gì mà bạn dự định nói trong buổi livestream tiếp theo. Ví dụ như chương trình khuyến mãi, sản phẩm mới hấp dẫn, minigame,… Ngoài ra, đừng quên hẹn lịch livestream tiếp theo để lần sau khách hàng có thể theo dõi bạn.
7. Sử dụng công cụ hỗ trợ livestream bán hàng
Phần mềm livestream bán hàng tốt nhất được coi là giải pháp tối ưu cho quá trình livestream của bạn. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều công cụ hỗ trợ bạn lên kịch bản, tạo minigame, seeding livestream,… Điều này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trước, trong và sau quá trình livestream. Một số phần mềm hỗ trợ livestream chất lượng có thể kể đến: Phần mềm MKT Care, Phần mềm MKT Post, phần mềm Vpage,…
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn 4 bước để xây dựng kịch bản livestream bán hàng thu hút. Đồng thời đưa ra một số mẹo hữu ích giúp bạn sở hữu kịch bản hay. Hi vọng với những thông tin trên, bạn có thể áp dụng thành công cho buổi livestream của mình.