Xây dựng kịch bản bán hàng qua điện thoại là một trong những kỹ năng giúp tiếp cận khách hàng thành công, từ đó thúc đẩy chốt đơn hàng nhanh chóng. Vậy có mẫu kịch bản telesales bán hàng nào thường được áp dụng nhất? Cùng tham khảo bài viết sau!
I. Kịch bản telesales bán hàng là gì?
Kịch bản telesales bán hàng là một kế hoạch được thiết lập trước để hướng dẫn các cuộc gọi điện thoại được thực hiện bởi các nhân viên telesales. Nó giúp nhân viên telesales biết phải nói gì, khi nào nói và cách nói để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Một kịch bản telesales hiệu quả sẽ bao gồm các yếu tố sau:
- Giới thiệu: Nhân viên telesales nên giới thiệu bản thân và công ty của họ một cách rõ ràng và ngắn gọn.
- Xác định nhu cầu của khách hàng: Nhân viên telesales nên hỏi khách hàng một số câu hỏi để xác định nhu cầu và mong muốn của họ.
- Giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ: Nhân viên telesales nên giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ một cách rõ ràng và súc tích, tập trung vào các lợi ích mà nó có thể mang lại cho khách hàng.
- Trả lời câu hỏi của khách hàng: Nhân viên telesales nên trả lời tất cả các câu hỏi của khách hàng một cách rõ ràng và đầy đủ thông tin.
- Chốt đơn hàng: Nhân viên telesales nên sử dụng các kỹ thuật chốt đơn hàng để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ.
Một kịch bản telesales bán hàng hiệu quả có thể giúp nhân viên telesales đạt được kết quả tốt hơn trong việc bán hàng và chăm sóc khách hàng.
II. Tại sao cần xây dựng kịch bản telesales bán hàng?
Một trong những kỹ năng telesales hiệu quả mà bất kỳ người bán hàng nào cũng cần biết là xây dựng kịch bản bán hàng qua điện thoại. Bởi lẽ, việc xây dụng kịch bản telesales đem lại những lợi ích to lớn sau:
- Giúp nhân viên tư vấn có thêm sự tự tin trước mỗi cuộc gọi.
- Việc nên nội dung sẵn giúp telesales luôn có sự chuẩn bị, nhờ đó dễ dàng bắt đầu cuộc trò chuyện và giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng.
- Giúp nhân viên bán hàng dễ dàng, bình tĩnh hơn để giải quyết các thắc mắc, các tình huống phàn nàn từ khách hàng.
- Giúp thuyết phục khách hàng khó tính một cách thuận lợi hơn.
III. Cách xây dựng kịch bản telesalses bán hàng hiệu quả
Việc xây dựng kịch bản telesales bán hàng là một phần quan trọng của quá trình tiếp thị và bán hàng. Dưới đây là một hướng dẫn cơ bản về cách xây dựng một kịch bản telesales hiệu quả:
- Xác định mục tiêu: Trước hết, bạn cần xác định rõ mục tiêu của cuộc gọi là gì. Điều này có thể là việc giới thiệu sản phẩm, thu hút sự quan tâm, thu thập thông tin khách hàng, hoặc thuyết phục khách hàng mua hàng. Mục tiêu sẽ định hình nội dung của kịch bản.
- Tạo lời mở đầu hấp dẫn: Bắt đầu cuộc gọi bằng cách tạo một lời mở đầu hấp dẫn và chuyên nghiệp. Hãy giới thiệu bản thân và công ty của bạn một cách ngắn gọn, sau đó hỏi thăm khách hàng về tình trạng hiện tại của họ hoặc về vấn đề liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.
- Tạo giá trị: Diễn đạt giá trị của sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Nêu rõ những lợi ích mà khách hàng có thể nhận được khi sử dụng sản phẩm của bạn. Sử dụng câu chuyện hoặc ví dụ cụ thể để minh họa giá trị này.
- Giải quyết sự phân nàn hoặc nghi ngờ: Nếu khách hàng có sự phân nàn hoặc nghi ngờ, hãy lắng nghe và giải quyết thấu đáo. Cung cấp thông tin hoặc lý do thuyết phục để xóa bỏ mọi sự lo ngại.
- Đề xuất giải pháp: Sau khi đã tạo đủ giá trị và giải quyết các phân nàn, bạn có thể đề xuất giải pháp bằng cách tư vấn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn như là một cách giải quyết cho vấn đề hoặc nhu cầu của khách hàng.
- Tạo sự thuyết phục: Sử dụng lý do logic và cảm xúc để thuyết phục khách hàng về lợi ích của việc mua hàng. Cung cấp thêm thông tin chi tiết, chứng minh khoản đầu tư là đáng giá.
- Xử lý khắc phục sự phân nàn hoặc nghi ngờ thêm (nếu có): Nếu khách hàng vẫn còn nghi ngờ hoặc có thêm phân nàn, hãy tiếp tục lắng nghe và giải quyết. Có thể cần cung cấp thêm thông tin hoặc tìm cách đáp ứng mọi mối quan ngại.
- Gắn kết và thực hiện hành động: Nếu khách hàng đã thể hiện sự quan tâm, hãy thúc đẩy họ đến bước tiếp theo. Điều này có thể là việc đặt hàng ngay, thử nghiệm sản phẩm hoặc đăng ký thêm thông tin.
- Kết thúc cuộc gọi một cách lịch lãm: Dù cuộc gọi kết thúc như thế nào, hãy luôn kết thúc một cách lịch lãm. Cảm ơn khách hàng đã dành thời gian để nghe bạn và tạo cơ hội cho tương tác trong tương lai.
- Ghi chép và theo dõi: Đừng quên ghi chép chi tiết về cuộc gọi và các phản hồi từ khách hàng. Điều này giúp bạn nắm rõ hơn về nhu cầu và quan tâm của họ, từ đó tạo ra những cuộc gọi hiệu quả hơn trong tương lai.
Hãy nhớ rằng, một kịch bản telesales nên linh hoạt để phản ánh các tình huống thực tế trong quá trình gọi. Nắm bắt được tình hình và tương tác một cách tự nhiên cũng là yếu tố quan trọng để thành công trong telesales.
IV. 4 Mẫu kịch bản telesales bán hàng chốt đơn hiệu quả nhất 2023
Tuỳ vào mục đích gọi điện cho khách hàng, bán sẽ xây dựng những mẫu kịch bản khác nhau. Và dưới đây là 4 mẫu kịch bản telesales chuẩn, thường được ứng dụng khi bán hàng qua điện thoại nhất. Cùng tham khảo ngay nhé!
1. Mẫu kịch bản telesales tiếp thị sản phẩm
- Telesales: Em chào chị H, em là A gọi từ bộ phận bán hàng của công ty X. Hiện nay công ty em đang ra mắt sản phẩm mới với giá cực kỳ ưu đãi. Chị cho em xin ít phút để chia sẻ thông tin về sản phẩm mới này đến chị nhé.
- KH: Bây giờ chị bận lắm, không nghe được đâu em nhé
- Telesales: Dạ em chỉ xin của chị 2 phút thôi ạ, sẽ không mất nhiều thời gian của chị đâu.
- KH: 2 phút thôi đấy nhé. Em nói đi.
- Telesales: Công ty em đang cho ra mắt một sản phẩm mới có công dụng giúp [nêu một vài công dụng đặc biệt]. Đặc biệt, nếu chị mua sản phẩm trong dịp này sẽ nhân được mức giá ưu đãi lên đến … cùng nhiều phần quà hấp dẫn. Không biết chị có nhu cầu không ạ?
- KH: Cho chị một combo nhé.
- Telesales: Dạ, vậy chị cho em xin thông tin cụ thể bao gồm họ tên, địa chỉ để giao hàng ạ.
2. Mẫu kịch bản telesales xử lý tình huống khách hàng phàn nàn
Để xử lý tình huống khách hàng phàn nàn bạn cũng cần xây dựng kịch bản cụ thể. Bạn có thể tham khảo mẫu kịch bản sau:
- Telesales: Dạ, đây có phải số điện thoại của anh T không ạ?
- KH: Đúng rồi, là tôi đây!
- Telesales: Vâng, em chào anh. Em là A gọi cho anh từ công ty C. Hiện tại bên em đang có mẫu sản phẩm mới rất phù hợp với anh ạ, không biết anh có nhu cầu quan tâm không ạ?
- KH: Anh cũng đang định gọi cho bên em đây. Bên em làm ăn kiểu gì mà sản phẩm giao đến khách lỗi lên lỗi xuống vậy?
- Telesales: Dạ vâng, đầu tiên em vô cùng xin lỗi vì anh đã gặp phải lỗi từ phía bên em. Em đã ghi nhận vấn đề của anh và sẽ liên lạc lại để xử lý ngay ạ.
- KH: Bên em toàn hứa cho xong chứ có xử lý đâu. Đã có mấy bạn bên em gọi cho anh nói như thế rồi.
- Telesales: Dạ một lần nữa em vô cùng xin lỗi anh vì vấn đề anh đã gặp phải. Em sẽ cố gắng khắc phục vấn đề này của anh ạ. Mong anh cho em cơ hội để giải quyết và dù thế nào em cũng sẽ liên hệ với anh vào chiều nay ạ. Anh có thể lưu lại số điện thoại này của em để yên tâm hơn ạ.
- KH: Thôi được, em xử lý giúp anh. Anh đợi em liên hệ lại đấy. Cảm ơn em.
- Telesales: Vâng em cảm anh nhiều. Chúc anh một ngày tốt lành ạ.
3. Mẫu kịch bản telesales tạo dựng mối quan hệ, hẹn gọi lại
Khi khách hàng từ chối nghe bạn giới thiệu sản phẩm, bạn cần tạo dựng được mối quan hệ và xin họ một cuộc hẹn để gọi lại hay gặp mặt trực tiếp. Mẫu kịch bản telesales bán hàng cho trường hợp này như sau:
- Telesales: Em chào chị, xin lỗi cho em hỏi đây có phải số điện thoại của chị H không ạ?
- KH: Đúng rồi, ai vậy nhỉ?
- Telesales: Dạ, em chào chị, em là B gọi điện cho chị từ công ty A. Hiện tại công ty em có một số cổ phiếu B có thể đem lại giá trị cao mà chị không nên bỏ qua. Liệu chị có thể dành chút thời gian lắng nghe được không ạ?
- KH: Chị không có nhu cầu nhé.
- Telesales: Dạ vâng, đây là một cơ hội đầu tư vô cùng tốt chỉ dành cho một lượng khách nhất định. Nếu bỏ qua lần này thì sẽ không còn cơ hội đâu ạ. Chị có thể sắp xếp thời gian để em qua trao đổi trực tiếp được không ạ?
- KH: Chị đã bảo chị bận lắm, chị không có quan tâm đâu.
- Telesales: Vâng em biết ở vị trí giám đốc như chị thường sẽ rất bận và không có thời gian. Vậy nên em gọi điện xin phép chị thu xếp thời gian cho em một cuộc hẹn ạ. Em sẽ chia sẻ nhanh và không có mất nhiều thời gian của chị đâu ạ. Không biết 2h chiều thứ 6 tuần này hay 10h sáng thứ 7 thì thuận tiện cho anh/chị nhất ạ.
- KH: Vậy thì 2h chiều thứ 6 đi.
- Telesales: Vậy có gì trước 3h chiều thứ 6 em sẽ liên hệ lại với chị ạ. Em cảm ơn chị.
4. Mẫu kịch bản telesales bán hàng chăm sóc khách hàng sau mua
- Telesales: Dạ, đây có phải số điện thoại của chị A không ạ?
- KH: Đúng rồi, là tôi đây!
- Telesales: Vâng, em chào chị ạ. Em là B gọi từ công ty X. Đầu tiên, thay mặt công ty em xin cảm ơn chị đã tin tưởng và mua hàng bên em. Để giúp chị có thể trải nghiệm sản phẩm một cách tốt và hiệu quả nhất, em đã gửi cho chị tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ sản phẩm qua email. Không biết chị đã check email chưa ạ? Nếu có thắc mắc gì về sản phẩm, em sẽ giúp chị giải đáp ngay ạ.
- KH: Chị đã nhận được tài liệu em gửi, cảm ơn em nhé. Có vấn đề gì chị sẽ liên hệ lại.
- Telesales: Dạ, em cảm ơn chị ạ. Chúc chị một ngày vui vẻ.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên bạn đọc đã được tham khảo 4 mẫu kịch bản telesales bán hàng giúp khách hàng chốt đơn nhanh chóng. Ngoài ra, hãy lưu ý vận dụng linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng để đạt được hiệu quả telesales cao nhất.