Mở quán cafe không đơn giản chỉ là “rót cà phê và chờ khách đến” mà là cả một quy trình. Nếu bạn đang ấp ủ dự định mở quán cafe riêng nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu thì bài viết này sẽ là kim chỉ nam giúp bạn biết mở quán cafe cần những gì để phát triển nhé!
I. Mở quán cafe cần những gì?
Để biến ước mơ mở quán cafe thành hiện thực, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, từ việc xây dựng ý tưởng kinh doanh đến việc quản lý vận hành quán cafe hiệu quả. Dưới đây là những yếu tố cần thiết nhất khi kinh doanh cà phê bạn nên biết.
1. Xác định mục tiêu kinh doanh
Xác định mục tiêu kinh doanh rõ ràng là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng khi bạn quyết định mở quán cafe. Mục tiêu sẽ giúp bạn định hướng mọi hoạt động, từ việc xây dựng ý tưởng, lập kế hoạch, lựa chọn mô hình kinh doanh đến việc quản lý vận hành quán cafe hiệu quả.
Và để xác định được mục tiêu của bản thân bạn cần trả lời được các câu hỏi như:
- Đối tượng khách hàng của bạn là ai? (Thông thường là các đối tượng: giới trẻ, dân văn phòng, học sinh sinh viên, gia đình,…Hình dung thật chi tiết và nghiên cứu sâu về nhóm đối tượng đó bạn sẽ kinh doanh tốt hơn )
- Bạn muốn phong cách cà phê như thế nào? (Cổ điển, hiện đại, vintage, tối giản,…Khi nhận định được điều này bạn sẽ có cho mình định hướng về phong cách đó)
- Mức giá và chất lượng sản phẩm bạn nhắm tới? (Cà phê cao cấp, bình dân, kết hợp với bánh ngọt,…)
- Bạn muốn đạt được điều gì sau khi mở quán cafe? (Cụ thể về: Doanh thu, lợi nhuận, mức độ viral thương hiệu,…)
Ví dụ: Mở quán cafe phục vụ giới trẻ với phong cách hiện đại, giá cả hợp lý, chất lượng cà phê ngon và dịch vụ chu đáo. Mục tiêu doanh thu trong năm đầu tiên là 1 tỷ đồng.
Thông thường, khi xác định mục tiêu kinh doanh, bạn cần đảm bảo rằng mục tiêu đó SMART (Specific – Cụ thể, Measurable – Đo lường được, Achievable – Có thể đạt được, Relevant – Phù hợp, Time-bound – Có thời hạn). Đây là công thức mục tiêu mà hầu hết các doanh nghiệp thành công nào cũng áp dụng để xây thương hiệu và kinh doanh.
2. Tìm hiểu thị trường( về thị trường và về khách hàng)
Mở quán cà phê – Ước mơ ấp ủ của nhiều bạn trẻ đam mê thức uống này. Tuy nhiên, khởi nghiệp quán cà phê không chỉ đơn thuần là rót cà phê và phục vụ khách hàng mà bạn cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết, đặc biệt là sự hiểu biết rõ ràng về thị trường và khách hàng tiềm năng.
Nắm bắt được thị trường bạn sẽ có định hướng kinh doanh phù hợp và Khách hàng tiềm năng là “chìa khóa” thu hút, giữ chân họ. Hiểu đặc điểm, sở thích, thói quen của họ giúp bạn xây dựng chiến lược marketing hiệu quả. Để tìm hiểu rõ về thị trường cũng như khách hàng thì bạn nên:
- Phân tích quy mô, xu hướng phát triển, đối thủ cạnh tranh, cơ hội và thách thức trong lĩnh vực kinh doanh cà phê.
- Tiếp cận khách hàng tiềm năng qua phỏng vấn, khảo sát trực tuyến hoặc mạng xã hội để thu thập thông tin về nhu cầu, sở thích, hành vi tiêu dùng của họ.
- Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để thu thập và phân tích dữ liệu về khách hàng, thị trường và xu hướng tiêu dùng.
3. Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết
Kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn xác định mục tiêu rõ ràng, định hướng chiến lược phát triển và đưa ra các quyết định phù hợp để đảm bảo hiệu quả hoạt động của quán. Một bảng kế hoạch cần có rất nhiều yếu tố, cụ thể dưới đây là mẫu minh hoạ cho bảng kế hoạch kinh doanh mà một quán cafe nên sở hữu.
Bảng tóm tắt chi tiết kế hoạch | |
Tóm tắt | Phân tích thị trường |
Giới thiệu quán cà phê: Tên quán, mô hình kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ chính.
Mục tiêu kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận, thị phần,… Điểm chính: Chiến lược kinh doanh, kế hoạch marketing, kế hoạch tài chính,… |
Thị trường cà phê Việt Nam: Quy mô, tốc độ tăng trưởng, xu hướng thị trường.
Thị trường cà phê khu vực: Số lượng quán, phân khúc khách hàng, giá cả, chất lượng, đối thủ cạnh tranh. Khách hàng mục tiêu: Nhân khẩu học, nhu cầu, thị hiếu, xu hướng tiêu dùng. |
Mô tả sản phẩm và dịch vụ | Chiến lược marketing |
Sản phẩm: Cà phê, trà, thức uống, đồ ăn nhẹ,…
Dịch vụ: Wi-Fi, chỗ ngồi, âm nhạc, giải trí,… Điểm độc đáo: Chất lượng cà phê, không gian quán, dịch vụ khách hàng,… |
Mục tiêu marketing: Thu hút khách hàng, tăng doanh thu,…
Đối tượng mục tiêu: Khách hàng tiềm năng phù hợp với mô hình kinh doanh. Thông điệp marketing: Giá trị cốt lõi, lợi ích sản phẩm/dịch vụ. Kênh marketing: Online (mạng xã hội, website,…), offline (biển quảng cáo, tờ rơi,…). Ngân sách marketing: Chi phí cho các hoạt động marketing. |
Kế hoạch quản lý và vận hành | Kế hoạch tài chính |
Cấu trúc tổ chức: Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho từng bộ phận/cá nhân.
Quy trình vận hành: Pha chế cà phê, phục vụ khách hàng, quản lý kho hàng, thu chi,… Tuyển dụng và đào tạo nhân viên: Yêu cầu tuyển dụng, chương trình đào tạo. |
Dự báo doanh thu: Doanh thu từ bán cà phê, thức uống, đồ ăn nhẹ,…
Dự báo chi phí: Chi phí nguyên vật liệu, nhân viên, mặt bằng, marketing,… Điểm hòa vốn: Số lượng sản phẩm/dịch vụ cần bán để hòa vốn. Kế hoạch huy động vốn: Vay vốn ngân hàng, gọi vốn đầu tư,… Dự báo dòng tiền: Dòng tiền thu, chi trong từng giai đoạn. |
Phân tích rủi ro | Kế hoạch thực hiện |
Rủi ro tiềm ẩn: Thiếu vốn, cạnh tranh, biến động giá nguyên vật liệu,…
Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro: Lập quỹ dự phòng, xây dựng chiến lược cạnh tranh,… |
Lập kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn: Thời gian hoàn thành, người chịu trách nhiệm, nguồn lực cần thiết.
Xác định mốc quan trọng: Khai trương quán, ra mắt sản phẩm mới,… Theo dõi và đánh giá hiệu quả: Doanh thu, lợi nhuận, thị phần,… |
4. Xác định nguồn vốn
Tổng số vốn cần thiết để mở quán cà phê có thể dao động từ 100 triệu đồng đến 600 triệu đồng hoặc hơn, tuỳ thuộc vào mô ình, quy mô cũng như mức đầu tư của bạn cho hình thức này. Dưới đây là bảng ước tính số vốn cần thiết cho một số mô hình quán cà phê phổ biến:
Mô hình quán | Quy mô | Mức đầu tư | Số vốn (triệu đồng) |
Cà phê truyền thống | Nhỏ (20-30 chỗ) | Cơ bản | 100 – 150 |
Cà phê truyền thống | Vừa (30-50 chỗ) | Nâng cao | 150 – 250 |
Cà phê hiện đại | Nhỏ (20-30 chỗ) | Cơ bản | 200 – 300 |
Cà phê hiện đại | Vừa (30-50 chỗ) | Nâng cao | 300 – 450 |
Cà phê take away | Nhỏ (5-10 chỗ) | Cơ bản | 50 – 100 |
Cà phê take away | Vừa (10-20 chỗ) | Nâng cao | 100 – 200 |
Cà phê kết hợp | Nhỏ (20-30 chỗ) | Cơ bản | 250 – 400 |
Cà phê kết hợp | Vừa (30-50 chỗ) | Nâng cao | 400 – 600 |
Ngoài ra, bạn cũng cần dự trù thêm một số khoản chi phí khác như:
- Giấy phép kinh doanh: 1 – 2 triệu đồng.
- Bảo hiểm trách nhiệm: 1 – 2 triệu đồng.
- Chi phí quảng cáo: 5 – 10 triệu đồng.
- Chi phí dự phòng: 10 – 20% tổng số vốn đầu tư.
5. Xây dựng quy trình quản lý chuyên nghiệp
Một quy trình quản lý chuyên nghiệp không những mang lại các quy trình không sai sót mà còn tạo trải nghiệm tốt với khách hàng. Một quán cà phê tốt gây ấn tượng với người xem là khi họ có những con người tốt. Chính vì vậy hãy tập trung đào tạo nhân viên một cách chuyên nghiệp nhất từ những chi tiết bé nhỏ nhất.
Ví dụ: Khi khách đến bác bảo vệ nhiệt tình hỗ trợ => Khi khách vào quán nhân viên tư vấn nhiệt tình, thân thiện, luôn hỗ trợ support khách hàng tận tình chu đáo.
6. Xây dựng thương hiệu và các chương trình marketing phù hợp
Trên thị trường cà phê sôi động, việc gia tăng 20% doanh thu là mục tiêu mà không phải quán cà phê nào cũng đạt được. Tuy nhiên, bí quyết nằm ở việc xây dựng thương hiệu độc đáo, tạo dấu ấn riêng biệt trong lòng khách hàng. Thay vì chạy theo đám đông, hãy tập trung vào những điểm khác biệt, tạo nên sự độc đáo cho quán cà phê của bạn, đồng thời đảm bảo chất lượng thức uống luôn là ưu tiên hàng đầu.
Ví dụ: Thiết kế menu quán thành 3 loại đồ uống chủ lực ngon nhất để khách hàng tự động viral marketing mà không tốn chi phí. Đồng thời tạo vé hội viên để tăng uy tín cũng như kích thích ham muốn quay trở lại của khách hàng
=> Mẹo nhỏ: Các thương hiệu hiện nay đang sử dụng các phần mềm marketing online tự động: MKT Care, MKT Viral, MKT TikTok,… để viral marketing hiệu quả tăng nhận diện thương hiệu đối với khách hàng
II. Các mô hình kinh doanh cafe “hot” nhất hiện nay
Nếu bạn đang muốn kinh doanh cà phê nhưng đang đắn đo chưa tìm được mô hình kinh doanh phù hợp thì tìm hiểu ngay top những mô hình kinh doanh siêu lợi nhuận này nhé!
Mô hình kinh doanh | Đặc điểm | Ưu điểm | Nhược điểm |
Cà phê kết hợp | Kết hợp cà phê với các dịch vụ khác như spa, thời trang, hoa cây cảnh, sách, trò chơi,… | Tạo sự đa dạng, thu hút nhiều đối tượng khách hàng hơn, tối ưu hóa diện tích sử dụng. | Cần có nguồn vốn đầu tư lớn, quản lý vận hành phức tạp hơn. |
Cà phê take away | Phù hợp với khu vực đông dân cư, văn phòng, trường học,… | Tiết kiệm chi phí mặt bằng, vận hành đơn giản, phù hợp với xu hướng “cà phê mang đi” hiện nay. | Doanh thu có thể thấp hơn so với các mô hình khác, cần có chiến lược marketing hiệu quả để thu hút khách hàng. |
Cà phê rửa xe | Kết hợp cà phê với dịch vụ rửa xe | Tạo nguồn thu nhập thêm, thu hút khách hàng tiềm năng. | Cần có diện tích và trang thiết bị phù hợp, cần tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. |
Cà phê acoustic | Tạo không gian âm nhạc sống động, thu hút khách hàng yêu thích âm nhạc. | Tạo sự khác biệt, thu hút khách hàng tiềm năng, tạo bầu không khí sôi động, trẻ trung. | Cần có trang thiết bị âm thanh tốt, cần có giấy phép kinh doanh biểu diễn âm nhạc. |
Cà phê thú cưng | Tạo không gian vui chơi giải trí cho trẻ em, thu hút khách hàng yêu thích thú cưng. | Thu hút đối tượng khách hàng gia đình có trẻ em, mang lại trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng. | Cần có biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn cho thú cưng và khách hàng, cần có giấy phép kinh doanh dịch vụ trông giữ thú cưng. |
Cà phê sách | Tạo không gian yên tĩnh, thư giãn để đọc sách và học tập. | Thu hút đối tượng khách hàng yêu thích đọc sách, tạo không gian học tập lý tưởng. | Doanh thu có thể thấp hơn so với các mô hình khác, cần có nguồn sách đa dạng. |
Cà phê sân vườn | Tạo không gian xanh mát, thoáng đãng, thu hút khách hàng yêu thích thiên nhiên. | Tạo cảm giác thư giãn, gần gũi với thiên nhiên, thu hút khách hàng vào những ngày nóng bức. | Cần có diện tích rộng rãi, cần có biện pháp chống côn trùng. |
III. Giải đáp những thắc mắc thường gặp khi mở quán cafe
1. Chi phí mở quán cafe 200m2 là bao nhiêu?
Chi phí mở quán cafe 200m2 dao động từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng, tùy thuộc vào mô hình kinh doanh, phong cách thiết kế và trang thiết bị sử dụng.
2. Muốn mở quán cafe thì học ngành gì?
Bạn có thể học các ngành như Quản trị kinh doanh, Du lịch – Khách sạn, Công nghệ thực phẩm hoặc tham gia các khóa học pha chế cà phê chuyên nghiệp để trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết.
3. Mở quán cafe có cần sứ mệnh và tầm nhìn?
Có, việc xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn cho quán cafe sẽ giúp bạn xác định rõ ràng mục tiêu và định hướng phát triển, đồng thời tạo dựng bản sắc riêng cho thương hiệu của mình.
Xem thêm: Mô hình kinh doanh bida cafe là gì? Cách quản lý mô hình kinh doanh cafe bida hiệu quả
IV. Kết luận
Trên đây là câu trả lời của Phần mềm MKT cho thắc mắc mở quán cafe cần những gì và những chia sẻ về kinh nghiệm kinh doanh cafe chuyên nghiệp. Cram ơn bạn đã quan tâm, đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức kinh doanh bổ ích nhé!