Cách xây dựng chiến lược Customer Centric chuyên nghiệp

5/5 - (1 bình chọn)

Phần lớn doanh nghiệp hiện nay có xu hướng ứng dụng chiến lược Customer Centric vào hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân là do chiến lược này có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này, mọi thông tin chi tiết sẽ được Phần mềm MKT bật mí ở bài viết dưới đây. Mời bạn tham khảo nhé!

Customer Centric
Cách xây dựng chiến lược Customer Centric chuyên nghiệp

I. Tổng quan về Customer Centric

1. Customer centric là gì?

Customer được dịch ra là khách hàng, centric có nghĩa là trung tâm. Vì thế, Customer Centric được hiểu đơn giản là phương châm lấy khách hàng làm trung tâm của sự sáng tạo và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới của doanh nghiệp. Mục đích chính của chiến lược này là đảm bảo khách hàng nhận được trải nghiệm tốt nhất và ấn tượng nhất về thương hiệu.

Thêm vào đó, Customer Centric sẽ góp phần nâng cao sự hài lòng của khách hàng đồng thời gia tăng lòng trung thành của họ. Điều này sẽ giúp doanh số được cải thiện đáng kể.

2. Lợi ích của Customer Centric đối với doanh nghiệp

Customer Centric được xem là chìa khóa giúp doanh nghiệp mở cánh cửa thành công. Điều này là bởi những lợi ích to lớn mà chiến lược này mang lại. Cụ thể:

Customer Centric
Lợi ích của Customer Centric đối với doanh nghiệp
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư: Vì doanh nghiệp đã nghiên cứu được khách hàng cần gì nên sẽ tránh đầu tư sai vào những yếu tố không cần thiết. Điều này sẽ giúp cắt giảm một số ngân sách cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Gia tăng sự hài lòng của người tiêu dùng: Doanh nghiệp sẽ đảm bảo phát triển đúng sản phẩm, dịch vụ dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế những quyết định sai lầm đồng thời nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.
  • Tạo lợi thế cạnh tranh trước đối thủ: Cùng một dòng sản phẩm, dịch vụ nhưng chiến lược Customer Centric sẽ đảm bảo khách hàng có trải nghiệm tốt hơn. Nhờ đó, thương hiệu sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng hơn so với đối thủ cùng ngành.

3. Các chỉ số đo lường hiệu quả của chiến lược Customer Centric

Mặc dù nhận ra được tầm quan trọng của Customer Centric, nhưng việc triển khai chiến lược này không phải là điều dễ dàng. Theo các chuyên gia, một chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm thành công cần được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí cơ bản sau:

Customer Centric
Các chỉ số đo lường hiệu quả của chiến lược Customer Centric
  • Tỷ lệ khách hàng rời đi (Churn Rate): Đây là số liệu sẽ phần trăm người tiêu dùng không gia hạn hoặc đăng ký sử dụng dịch vụ, sản phẩm của công ty trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu tỷ lệ Churn Rate có xu hướng tiêu cực thì doanh nghiệp cần đưa ra những biện pháp điều chỉnh kịp thời.
  • Giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value): Chỉ số này thể hiện tần suất mua hàng của người tiêu dùng kể từ lần đầu tiên cho đến họ ngừng giao dịch với doanh nghiệp. Vòng đời khách hàng càng cao thì giá trị mà doanh nghiệp nhận lại càng lớn.
  • Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng khách hàng (NPS): Số liệu này sẽ mô tả khả năng gắn bó của khàng hàng với sản phẩm, dịch vụ của công ty và xem họ có giới thiệu thương hiệu đến những người khác không. Trong thang điểm NPS từ 0 đến 10, nếu khách hàng đánh giá trong khoảng từ 0 đến 5 thì chứng tỏ họ đang có trải nghiệm không tốt về thương hiệu. Hãy xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để cải thiện chỉ số này nhé!

II. Cách xây dựng chiến lược Customer Centric hiệu quả

Dù việc phát triển chiến lược Customer Centric không đơn giản, nhưng với sự trở giúp từ Phần mềm MKT thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Hãy theo dõi các cách triển khai chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm hiệu quả sau đây nhé!

1. Đào tạo và truyền tải kinh nghiệm cho nhân viên

Phần lớn hoạt động kinh doanh đểu được triển khai trực tiếp bởi nhân viên. Họ là những người đại diện doanh nghiệp làm việc với khách hàng. Vì thế, công ty cần đào tạo những kiến thức chuyên sau nhằm đảm bảo nhân viên có khả năng truyển tải chiến lược Customer Centric đến người tiêu dùng. Và lưu ý rằng luôn đặt trải nghiệm khách hàng lên hàng đầu.

2. Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng

Khách hàng là tài sản quý giá mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng không muốn mất đi. Bởi họ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành bại của công ty. Do đó, xây dựng mối quan hệ tích cực với người tiêu dùng là cách nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Nắm bắt tâm lý khách hàng là sẽ giúp bạn tạo lập một quan hệ gắn kết giữa thương hiệu và khách hàng. Từ đó chiến lược lấy người tiêu dùng làm trung tâm sẽ phát huy hiệu quả hơn.

Customer Centric
Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng

3. Quản lý dữ liệu khách hàng

Việc quản lý dữ liệu của khách hàng một cách rõ ràng sẽ giúp bạn nắm rõ về nhu cầu, mong muốn cho họ dễ dàng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quát và đưa ra những điều chỉnh nhằm đảm bảo khách hàng có trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Ngoài ra, để việc quản lý dữ liệu người tiêu dùng trở nên dễ dàng hơn thì bạn cần sử dụng thêm công cụ hỗ trợ. Một sự lựa chọn thông minh là Phần mềm MKT Data giúp bạn tổng hợp dữ liệu khách hàng trên Facebook nhanh chóng, tự động.

Như vậy, bài viết đã chia sẻ thông tin chi tiết về cách triển khai chiến lược Customer Centric hiệu quả. Đừng quên áp dụng những kiến thức trên vào công việc của bạn nhé! Chúc bạn thành công!

HIỆU QUẢ – NHANH – DỄ DÙNG là những gì mà sản phẩm của Phần mềm MKT đã, đang và luôn hướng tới. Chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ mọi thông tin hữu ích về Phần mềm MKT. Kết nối ngay để được hỗ trợ MIỄN PHÍ nhanh nhất:

Hotline: 0862.757.222

Group: https://www.facebook.com/groups/807240710504127/

Fanpage: https://www.facebook.com/phanmemmkt.vn

Youtube: https://www.youtube.com/@phanmemmktvn

Tiktok: https://www.tiktok.com/@kenhmkt0dong

Scroll to Top