Công nghệ số là gì? Tính ứng dụng và lợi ích khi sử dụng công nghệ số trong kinh doanh

5/5 - (2 bình chọn)

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã mở ra thời đại mới trong cuộc sống hiện tại. Công nghệ dần trở thành yếu tố phổ biến trong mọi ngành nghề và lĩnh vực. Để biết công nghệ số là gì? Lợi ích khi áp dụng công nghệ số vào quy trình vận hành? Theo dõi ngay bài viết của Phần mềm MKT dưới đây..

I. Công nghệ số là gì?

Công nghệ số là quá trình chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình số, thông qua việc áp dụng các công nghệ số như AI, Blockchain, IoT, Big Data hay Cloud,… nhằm thay đổi phương thức điều hành và quản lý quy trình vào việc. Công nghệ số cũng ảnh hưởng tới văn hóa của doanh nghiệp.

Công nghệ số mở ra một cách thức mới khi vận hành doanh nghiệp, nó có tác động mạnh mẽ tới các vận hành và quy trình làm việc không giấy tờ và khả năng tự động hóa trong các khâu sản xuất hay kinh doanh.

Công nghệ số giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa tài nguyên và kỹ thuật số, điều này gần như xóa bỏ hoàn toàn cách làm việc thủ công và nâng cao hiệu suất công việc nhờ tính tự động. Bên cạnh đó, công nghệ số cũng mở ra hướng đi mới trong hoạt động tiếp cận và tương tác với khách hàng. Áp dụng công nghệ số là điều bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong thời đại 4.0.

Công nghệ số
Công nghệ số

II. Lợi ích khi áp dụng công nghệ số vào kinh doanh

Công nghệ số mang tới khả năng tự động hóa làm giảm thiểu các quy trình thủ công, điều đó mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp khi áp dụng công nghệ vào quy trình sản xuất và kinh doanh:

1. Kết nối doanh nghiệp

Việc áp dụng công nghệ trong nội bộ doanh nghiệp giúp các phòng ban liên kết với nhau chặt chẽ hơn bằng các hệ thống số. Các thông tin, thông báo được truyền tải rõ ràng, mạch lạc hơn. 

Mở rộng ra, các doanh nghiệp dễ dàng kết nối, hợp tác với nhau thông qua nền tảng số. Điều này mở ra cánh cửa giúp các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội kinh doanh và thúc đẩy doanh số hiệu quả.

Lợi ích khi áp dụng công nghệ số trong kinh doanh
Lợi ích khi áp dụng công nghệ số trong kinh doanh

2. Tăng tính minh bạch và cải thiện bộ máy vận hành

Nhờ vào các thống kê số liệu từ hệ thống công nghệ, doanh nghiệp có thể theo dõi và phân tích hoạt động bộ máy một cách chi tiết và minh bạch hơn. Những đột phá của công nghệ cũng giúp doanh nghiệp cắt giảm những bộ phận không cần thiết và vận hành kinh doanh một cách tự động hóa và mượt mà hơn. 

Bên cạnh đó, tính minh bạch cũng được thể hiện qua những số liệu hay hợp đồng điện tử, thông báo tới khách hàng. Qua đó gia tăng sự tin tưởng của khách hàng hơn với doanh nghiệp và sản phẩm.

3. Cải thiện năng suất nhân viên

 Công nghệ có thể thay thế con người thực hiện các công việc lặp đi lặp lại và tốn thời gian. Do đó cho phép nhân viên thực hiện những nhiệm vụ sáng tạo và cần sự tập trung tư duy, từ đó tăng năng suất và hiệu quả công việc.

4. Tăng tính linh hoạt và thích ứng

Áp dụng công nghệ số giúp doanh nghiệp tăng khả năng thích ứng khi thế giới đang bước vào thời kỳ công nghệ 4.0 và tương lai là 5.0. Qua đó, doanh nghiệp có thể linh hoạt hơn khi áp dụng những mô hình công nghệ mới để cải tiến, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

5. Cải thiện quy trình kinh doanh

Công nghệ số cho phép doanh nghiệp tổ chức lại và cải tiến quy trình kinh doanh. Ví dụ như hệ thống CRM (Quản lý quan hệ khách hàng) giúp theo dõi, quản lý thông tin và cải thiện quan hệ với khách hàng. Hơn thế nữa, công nghệ số giúp tối ưu hóa chuỗi cung ứng, quản lý kho hàng và tăng cường hợp tác trong mối quan hệ doanh nghiệp.

Cải thiện quy trình kinh doanh
Cải thiện quy trình kinh doanh

6. Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Công nghệ số tạo nền tảng cho khách hàng sử dụng các dịch vụ online, họ có thể mua hàng và tìm hiểu thông tin mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt như cuộc sống ngày nay khi mà điện thoại di động trở thành thứ không thể thiếu khi đi ra đường.

Song song với đó, công nghệ số cũng cho phép doanh nghiệp tìm hiểu, thu thập thông tin về khách hàng để hiểu hơn về họ. Qua đó cung cấp những dịch vụ cá nhân hóa và hỗ trợ khách hàng tốt hơn.

III. Case Study điển hình khi áp dụng công nghệ số vào kinh doanh

Có rất nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng công nghệ số vào quy trình vận hành và văn hóa doanh nghiệp. Đây là điều bắt buộc để doanh nghiệp hòa nhập vào mạng lưới công nghệ 4.0. Hãy cùng tìm hiểu một vài Case study đã áp dụng thành công công nghệ vào quy trình vận hành:

1. VinGroup

VinGroup đã xây dựng hệ sinh thái số thông qua nền tảng VinID, tích hợp nhiều dịch vụ như bán lẻ, ngân hàng, và chương trình khách hàng thân thiết. Sự chuyển đổi số này không chỉ tối ưu hóa quy trình vận hành nội bộ mà còn mang lại trải nghiệm liền mạch cho người tiêu dùng qua nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau.

2. FPT Corporation

FPT không chỉ cung cấp các giải pháp số cho khách hàng mà còn áp dụng chuyển đổi số trong quản lý và vận hành của chính doanh nghiệp. Sử dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu và điện toán đám mây, FPT đã tối ưu hóa quy trình làm việc, từ quản lý dự án đến chăm sóc khách hàng, giúp nâng cao hiệu suất và giảm chi phí vận hành.

Case study ứng dụng công nghệ vào quy trình doanh nghiệp
Case study ứng dụng công nghệ vào quy trình doanh nghiệp

3. Vietcombank

Vietcombank là một ví dụ điển hình về chuyển đổi số trong ngành ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng này đã triển khai các giải pháp ngân hàng số như ứng dụng mobile banking, hệ thống giao dịch trực tuyến và tự động hóa các quy trình nội bộ, từ đó cải thiện đáng kể trải nghiệm khách hàng và nâng cao hiệu quả vận hành.

4. Momo

MoMo, một trong những ví điện tử hàng đầu Việt Nam, đã cách mạng hóa giao dịch tài chính thông qua ứng dụng di động. Bằng việc tích hợp các chức năng thanh toán, chuyển tiền và các dịch vụ tài chính khác, MoMo đã tạo ra một hệ sinh thái tài chính số, góp phần thúc đẩy xu hướng thanh toán không tiền mặt trong cộng đồng.

Xem thêm: 20+ app kiếm tiền online không cần vốn ngay tại nhà

Kết luận 

Trên đây, Phần mềm MKT đã giải đáp cho bạn công nghệ số là gì và tính ứng dụng của công nghệ số vào thực tế. Với xu hướng trong tương lai khi công nghệ trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp vươn mình thì biết về công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc sử dụng các phần mềm tự động sẽ giúp tiết kiệm nhiều công sức trong khâu tiếp cận khách hàng và sản xuất. Chúc bạn thành công.

HIỆU QUẢ – NHANH – DỄ DÙNG là những gì mà sản phẩm của Phần mềm MKT đã, đang và luôn hướng tới. Chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ mọi thông tin hữu ích về Phần mềm MKT. Kết nối ngay để được hỗ trợ MIỄN PHÍ nhanh nhất:

Hotline: 0862.757.222

Group: https://www.facebook.com/groups/807240710504127/

Fanpage: https://www.facebook.com/phanmemmkt.vn

Youtube: https://www.youtube.com/@phanmemmktvn

Tiktok: https://www.tiktok.com/@kenhmkt0dong

Scroll to Top