Bạn đã nghe quá nhiều về những cụm từ viết tắt như CTA, CPC hay CPM trong khi tìm hiểu về Facebook ads. Đặc biệt là CPM được xem là một trong những chỉ số quan trọng nhất khi đo lường hiệu quả quảng cáo. Vậy CPM Facebook là gì? Tối ưu chỉ số này thế nào để đảm bảo hiệu quả cho chiến dịch? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn.
I. CPM Facebook là gì?
CPM Facebook là chỉ số thể hiện chi phí quảng cáo Facebook cho mỗi 1000 lượt tiếp cận đối tượng. CPM là viết tắt của cụm từ cost per mile. Trên mạng xã hội Facebook đối với những chiến dịch đặt mục tiêu là số lượng người tiếp cận để đo lường hiệu quả các nhà quảng cáo sẽ sử dụng chỉ số CPM.
Chi phí quảng cáo này sẽ được tính khi người dùng đó tiếp cận với bài viết của bạn. Ngay cả khi không tương tác, nhà quảng cáo cũng cần bỏ ra số tiền cho lượt tiếp cận đó. Cost per mile không tính riêng lẻ cho mỗi 1 lần đưa thông tin đến khách hàng mà tính theo mỗi 1000 lượt.
Công thức để tính CPM Facebook có thể hiểu đơn giản theo ví dụ sau:
Ngân sách chạy quảng cáo của bạn là 1.000.000 đồng và lượng tiếp cận sau khi kết thúc chiến dịch là 100.000 lượt. Tương ứng với đó CPM sẽ là:
CPM = (1.000.000 / 100.000) /*1000 = 10.000 đồng
CPM càng thấp, chứng tỏ hiệu quả cho quảng cáo của bạn càng cao. Bên cạnh đó dựa vào chỉ số CPM Facebook, các nhà quảng cáo cũng có thể nhận định được giá thầu quảng cáo đang là cao hay thấp để có sự cân nhắc điều chỉnh cho các chiến dịch tiếp theo.
Một điều mà bạn cần lưu ý nếu lựa chọn CPM đó chính là cứ mỗi lần load trang của user được tính là 1 lần hiển thị. Nghĩa là ngay cả khi trên cùng 1 tài khoản nhưng người dùng tiến hành load lại trang thì vẫn tính thêm 1 lượt tiếp cận mới. Điều này đồng nghĩa với việc 1 user có thể tính thành nhiều lần tiếp cận với quảng cáo.
Đặc điểm này dễ bị khai thác khiến bạn mất trắng ngân sách quảng cáo do đó cần lưu ý và tìm hiểu kỹ càng trước khi thực hiện quảng cáo hiển thị CPM Facebook.
II. Khi nào nên dùng CPM Facebook?
CPM được tính dựa trên lượt tiếp cận với khách hàng. Do đó, có thể hiểu rằng mục đích chính của những quảng cáo kiểu này chính là tăng tỷ lệ hiển thị của thông tin với nhóm khách hàng tiềm năng.
Từ đó, có thể rút ra một số kết luận cơ bản về việc khi nào nên dùng CPM Facebook trong ads như sau:
- Phục vụ cho các cá nhân/doanh nghiệp có nhu cầu lên chiến dịch để phát triển thương hiệu.
- Sử dụng cho các nội dung về sự kiện, chương trình khuyến mãi hoặc các hành động khác trong xây dựng hình ảnh.
Đương nhiên bạn sẽ không thể dựa vào CPM Facebook để đánh giá quá nhiều về một số hiệu quả về tương tác hay chuyển đổi. Bởi chỉ số này chỉ tập trung vào phạm vi tiếp cận chứ không chú trọng quá nhiều vào các bài toán kinh doanh khác.
Ngoài ra, CPM cũng đưa quảng cáo của bạn tiếp cận được với một lượng khách hàng, người dùng Facebook tối đa nhất trong khoảng thời gian liên tục. Thông điệp sẽ được truyền tải xuyên suốt và mạnh mẽ hơn. Ghi đậm dấu ấn thương hiệu hay sản phẩm trong tâm trí khách hàng để họ chủ động tìm đến bạn.
III. Cách giảm CPM Facebook tối ưu chi phí quảng cáo
Chi phí quảng cáo càng cao càng chứng tỏ rằng nội dung chiến dịch của bạn chưa đạt được hiệu quả, điều này cũng áp dụng với CPM. Do đó, mọi nhà quảng cáo đều hướng đến việc giảm CPM Facebook để tiết kiệm chi phí và nâng cao doanh thu. Cụ thể đối với CPM để có thể tối ưu bạn sẽ cần phải lưu ý một số nội dung sau:
1. Nâng cao chất lượng quảng cáo
Nội dung càng hay khả năng thu hút được nhiều người quan tâm càng lớn. Đây là quy luật luôn đúng với bất cứ nội dung nào trên mạng xã hội Facebook. Điều này có nghĩa là bạn cần chú trọng ngay cả với bề ngoài của quảng cáo.
Hình ảnh rõ nét, trực quan, không vi phạm chính sách quảng cáo. Sử dụng từ ngữ dễ hiểu và thông tin hữu ích với người dùng. Có thể bắt trend nếu nó thực sự phù hợp với nội dung bạn muốn truyền tải. Những nội dung có vẻ là rất đơn giản nhưng khi thực hiện tốt nó sẽ cải thiện rất nhiều cho CPM Facebook.
2. Có kiến thức về bản chất của Facebook ads
Để làm được điều này yêu cầu bạn cập nhật rất nhiều kiến thức. Đi cùng với đó là những trải nghiệm thực chiến để có thể trả lời được những câu hỏi như:
- Tối ưu quảng cáo Facebook như thế nào?
- Hệ thống Facebook và cơ chế vận hành của Facebook ads ra sao?
- Những điều gì cần lưu ý trong nội dung, hình ảnh quảng cáo facebook?
3. Thử nghiệm phân tách A/B
Đa số những người mới bắt đầu với Facebook thường đều sẽ bỏ qua A/B testing hoặc mắc sai lầm khi chỉ tạo 1 chiến dịch, 1 nhóm quảng cáo với 1 nội dung duy nhất. Điều này khiến bạn không định hình được trước hiệu quả nào là tốt nhất với nhóm đối tượng bạn hướng đến với nội dung thế nào.
Do đó, ứng dụng thử nghiệm phân tách A/B sẽ là hoạt động cần thiết để đo lường nhóm CPM hoạt động hiệu quả với chi phí tối thiểu. Những nhóm quảng cáo nào không hiệu quả thì cần được tắt và tinh chỉnh sao cho cải thiện nhất.
4. Đầu tư vào nội dung và tư duy marketing
Chung quy lại thì Facebook cũng chỉ là một kênh hỗ trợ bạn đưa thông tin của mình tới khách hàng hiệu quả hơn. Nói cách khác nó đóng vai trò như cửa hàng của bạn khi kinh doanh trực tiếp.
Do đó, vẫn cần chú trọng nhiều vào nội dung bề mặt ở đây chính là hình ảnh, content,… Ngoài ra quảng cáo thương hiệu đương nhiên sẽ không thể bỏ qua những kỹ năng marketing và các thủ thuật liên quan đến thuật toán Facebook.
Kỹ năng càng được nâng cao khả năng cải thiện về nội dung của bạn sẽ càng chất lượng và chính xác hơn. Đây là nền tảng cơ sở nhất để CPM Facebook hay chi phí trên mỗi comment, tin nhắn… sẽ được cải thiện ngay lập tức.
Như vậy, nội dung bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn CPM Facebook là gì chi tiết nhất. Bên cạnh đó, phần mềm MKT cũng đã thông tin cho bạn những cách giảm CPM hiệu quả nhất. Bạn đọc tham khảo và ứng dụng ngay vào chiến dịch của mình nhé!