Khi lướt trên các mạng xã hội, đặc biệt là tại các bài đăng bán hàng, review,… Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các bình luận theo chiều hướng rất tích cực. Đây rất có thể là một comment seeding, một hình thức giúp cho bài post được khuấy động và sôi nổi trên mạng xã hội. Vậy Seeder là gì? Nhiệm vụ và công việc của họ như thế nào? Hãy cùng Phần mềm Marketing 0 đồng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
I. Seeder là gì?
Seeder là gì? Seeder là những người làm nghề seeding, một bộ phận rất quan trọng trong Digital Marketing. Nhiệm vụ của các seeder là tạo ra một câu chuyện, một topic tại nhiều nơi trên các phương tiện truyền thông xã hội, blog, forum,… khuấy động nó, nhằm hấp dẫn và dẫn dắt dư luận cùng tham gia bình luận, lan rộng thông điệp có lợi đến thương hiệu đang được seeding.
Việc seeding đóng vai trò rất cần thiết trong việc lan truyền đúng thông điệp mà nhãn hàng, doanh nghiệp hướng tới. Nội dung phải được phát tán đúng thì mới mang lại được hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: Leak là gì? Giải nghĩa chi tiết thuật ngữ Leak trên Facebook
II. Công việc của một seeder là gì?
Tùy vào từng đơn đơn vị, lĩnh vực hoạt động mà tính chất cũng như khối lượng công việc của một seeder là khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung họ sẽ đảm nhiệm một số đầu việc cơ bản sau đây:
- Mỗi seeder sẽ được quản lý nhiều tài khoản mạng xã hội (khoảng 10 – 15 tài khoản/mạng xã hội và có từ 2000 – 3000 bạn bè cho mỗi tài khoản).
- Thực hiện công việc lên kế hoạch seeding Facebook, Instagram, TikTok và nhiều trang mạng xã hội khác gồm chuẩn bị nội dung, hình ảnh, đăng tải bài post liên quan lên các hội nhóm, fanpage (tùy vào từng ngành nghề mà seeder sẽ cần tham gia các group, like các fanpage khác nhau).
- Chia sẻ, comment nội dung liên quan trên bài viết để quảng cáo, PR cho sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp.
- Các seeder sẽ phải sử dụng các tài khoản khác nhau, đóng vai trò là khách hàng để bình luận tích cực, PR cho sản phẩm, tăng tương tác cho bài viết bán hàng. Điều này sẽ tạo được sự tin tưởng cho các khách hàng thực sự và gia tăng khả năng viral cho các bài viết.
- Hỗ trợ một số công việc khác trong bộ phận Marketing theo yêu cầu của công việc.
III. Mục đích của seeder là gì?
Thông thường, khi sử dụng đến seeding, các doanh nghiệp hướng đến các mục đích cơ bản sau đây:
- Thu hút nhiều người dùng internet bằng cách chia sẻ thông điệp có lồng ghép sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Khuyến khích, gợi mở sự tranh luận, trao đổi qua lại giữa những người xem thông tin. Từ đó thúc đẩy họ tăng khả năng lan truyền, tăng khả năng nhận diện, đồng thời tạo sự tin tưởng nơi khách hàng tiềm năng. Góp phần chuyển đổi thành hoạt động mua hàng hoặc giới thiệu cho người khác.
- Tăng nhận thức về thương hiệu với khách hàng, từ đó giúp thương hiệu phát triển mạnh mẽ.
- Tăng lưu lượng tìm kiếm thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng tiếp cận thông tin về dịch vụ, sản phẩm một cách đơn giản, nhanh chóng.
- Tạo nguồn backlink chất lượng, hỗ trợ tích cực cho công việc SEO của doanh nghiệp.
Xem thêm: Content Seeding là gì? Những kênh thích hợp cho Content Seeding
IV. Nghề seeding có thể kiếm được tiền tỷ không?
Câu trả lời là KHÔNG. Mỗi comment seeding của bạn thường được trả vài nghìn đồng. Nhưng nếu bình luận, bài đăng có sức ảnh hưởng lớn, thu hút được nhiều người tham gia trao đổi, tương tác thì bạn sẽ được trả cao hơn một chút.
Thu nhập của seeder sẽ dựa vào hiệu quả của từng chiến dịch, trung bình từng chiến dịch sẽ được trả từ 3 – 5 triệu đồng. Nếu làm việc chăm chỉ và có lượng tương tác tốt thì thu nhập của bạn có thể lên đến 20 – 30 triệu/tháng.
V. Cách seeding tự nhiên không lộ liễu
Sau khi tìm hiểu các thông tin về Seeder, chúng ta cùng tìm hiểu cách làm sao để có thể seeding một cách tự nhiên nhất, không lộ liễu và thu hút được nhiều người đọc.
1. Triển khai seeding tự nhiên
Nội dung seeding không chỉ được tạo với mục đích quảng bá mà còn phải cung cấp thông tin hữu ích với người đọc. Có một sự thật là người đọc luôn có sự “cảnh giác” với những thông tin mang tính quảng cáo. Vì vậy, nội dung seeding và cách triển khai seeding đòi hỏi phải tự nhiên, khéo léo để khách hàng không cảm thấy khó chịu mới mang lại hiệu quả.
2. Seeding đúng khách hàng mục tiêu
Để tiếp cận đúng khách hàng, bạn cần có kỹ năng phân tích kỹ càng về đối tượng khách hàng mục tiêu. Từ đó, bạn mới chọn được kênh và hình thức seeding phù hợp.
Nếu seeding sai tệp khách hàng, bạn không chỉ mất thời gian và công sức. Mà còn có thể ảnh hưởng xấu tới thương hiệu nếu những người dùng đó thấy chịu khi phải tiếp nhận nội dung seeding từ bạn.
3. Nhấn mạnh vào từ khóa
Trong seeding, việc tập trung nhất định vào một số từ khóa sẽ giúp giúp làm nổi bật thông điệp kinh doanh muốn truyền tải đến khách hàng. Đặc biệt là bạn không nên lạm dụng từ khóa quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược, vì khách hàng sẽ biết ngay đó là nội dung PR, quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ nên họ sẽ không còn hứng thú nữa.
4. Xử lý khủng hoảng truyền thông
Seeding tuy hiệu quả nhưng nó cũng là “con dao 2 lưỡi”. Nếu bạn tạo được những nội dung seeding hay, thu hút được người dùng thì sản phẩm của bạn sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Còn nếu bạn chỉ lặp đi lặp lại mãi một nội dung sẽ khiến mọi người cảm thấy nhàm chán gây phản cảm cho khách hàng. Thậm chí sẽ xảy ra những cuộc tranh cãi không mong muốn ảnh hưởng đến dịch vụ, sản phẩm của mình. Do đó, mục tiêu bạn làm seeding là định hướng người tiêu dùng chứ không phải tranh cãi với họ.
5. Chăm chỉ và nhẫn nại
Nếu không chăm chỉ và nhẫn nại thì công việc seeding sẽ rất dễ khiến bạn cảm thấy nhàm chán bởi không phải cứ seeding sẽ đạt được hiệu quả ngay. Đôi khi việc seeding quá đà sẽ bị xóa tài khoản, xóa nội dung. Chính vì vậy, seeder đòi hỏi sự chăm chỉ, thường xuyên, liên tục mới có thể thành công.
6. Có kiến thức cơ bản về sản phẩm, marketing
Có kiến thức là bước đệm cơ bản để bạn trở thành một seeder chuyên nghiệp. Chẳng hạn như việc xác định đối tượng khách hàng tiềm năng, giải đáp thắc mắc của khách hàng về sản phẩm, tạo tài khoản trên các nền tảng khác nhau,…
Kết luận
Trên đây là tổng hợp các thông tin về Seeder là gì? Cách để trở thành một seeder chuyên nghiệp. Mong rằng với những chia sẻ của Phần mềm Marketing 0 đồng sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc của mình. Nếu thấy bài viết hữu ích đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé. Chúc các bạn thành công!