Telegram có lừa đảo không? Các hình thức lừa đảo phổ biến

5/5 - (1 bình chọn)

Telegram có lừa đảo không? Có những hình thức lừa đảo nào? Đây là những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng trên ứng dụng nhắn tin này. Tuy có khá nhiều ưu điểm nhưng Telegram vẫn có những lỗ hổng nhất định. Điều này khiến những kẻ lừa đảo nhắm tới và lợi dụng. Hãy cùng Phần mềm Marketing Online tìm hiểu các hình thức lừa đảo phổ biến trên Telegram và cách phòng tránh nhé.

I. Telegram có lừa đảo không?

Câu trả lời là Telegram KHÔNG lừa đảo.

Telegram là một ứng dụng nhắn tin, gọi điện video, chia sẻ file đa nền tảng được thiết kế với tính năng bảo mật cao. So với các ứng dụng nhắn tin tương tự, Telegram có nhiều ưu điểm nổi bật như mã hóa đầu cuối (End-to-End), trò chuyện bí mật (Secret Chat), không thể chuyển tiếp tin nhắn, không chụp ảnh màn hình trong cuộc trò chuyện bí mật, và tin nhắn được hẹn giờ tự động hủy. Các nhà phát triển ứng dụng Telegram cũng cam kết không thu thập dữ liệu người dùng và bán cho bên thứ ba.

Telegram có lừa đảo không?
Telegram có lừa đảo không?

Với những tính năng trên, Telegram là một ứng dụng đáng tin cậy và không có sự lừa đảo. Bạn có thể sử dụng ứng dụng này để gọi điện, chat và chia sẻ file hoàn toàn miễn phí, nhanh chóng và đơn giản. Tất cả những điều này đã giúp Telegram trở thành một trong những ứng dụng nhắn tin được ưa chuộng nhất trên thế giới.

II. Các hình thức lừa đảo phổ biến trên Telegram

Khả năng bảo mật cao của Telegram tuy mang lại sự an tâm cho đông đảo người dùng. Tuy nhiên, vì sự phổ biến của nó, một số đối tượng đã lợi dụng tính năng nhắn tin của Telegram để thực hiện các hoạt động gian lận, chiếm đoạt tài sản hoặc thông tin cá nhân của người dùng. Dưới đây là một số hình thức lừa đảo trên Telegram mà bạn cần cảnh giác:

1. Lừa đảo ICO (Initial Coin Offering)

Phát hành tiền ảo lần đầu (hoặc ICO) là một hình thức tài trợ sử dụng tiền điện tử. Trong một đợt ICO, các nhóm dự án tạo ra các tokens trên Blockchain để bán cho những nhà đầu tư ủng hộ sớm. Đây là giai đoạn gây quỹ cộng đồng – người dùng token mà họ có thể sử dụng (ngay lập tức hoặc trong tương lai) và dự án nhận được tiền từ nhà đầu tư để phát triển.

Lừa đảo ICO
Lừa đảo ICO

Theo đó, những kẻ lừa đảo tạo ra các dự án ICO giả, hứa hẹn mức lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, nhưng thực tế là không có dự án hoặc dự án không có giá trị thực.

2. Lừa đảo airdrop (tặng coin miễn phí)

Airdrop (tặng coin, token miễn phí) là một hình thức quen thuộc để quảng bá các dự án tiền điện tử. Tuy vậy, kẻ gian đã lợi dụng cách này để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Đây là hình thức lừa đảo bằng cách hứa hẹn gửi tặng coin miễn phí cho người dùng Telegram. Tuy nhiên, để nhận được đồng tiền, người dùng cần cung cấp thông tin cá nhân, bao gồm ví điện tử, mật khẩu hoặc thông tin đăng nhập. Từ đó, kẻ gian có thể đánh cắp tài khoản của người dùng.

Xem thêm:

3. Lừa đảo tạo nhóm cộng đồng kiếm tiền

Một trong những hình thức lừa đảo phổ biến nhất trên Telegram là tạo nhóm, tạo kênh, và tạo Bot để kiếm tiền:

  • Các thức hoạt động của việc tạo Bot kiếm tiền trên Telegram thường là xem quảng cáo trên các Bot đó và nhận coin. Khi đạt đến số lượng coin nhất định thì người dùng có thể rút coin về tài khoản.
  • Hình thức tạo channel, group, tham gia nhóm để kiếm tiền: Đây là nơi để những người dùng chia sẻ cách kiếm tiền, các dự án kiếm token, kiếm coin,… bởi Telegram cho phép người dùng tạo được group lên đến 200 nghìn thành viên. Các nhóm cờ bạc trá hình cũng đang tồn tại và phát triển trên cộng đồng Telegram. Các nhóm hay kênh chính là phương tiện để thu hút và lừa đảo những người dùng cả tin.
Lừa đảo thông qua các nhóm cộng đồng kiếm tiền trên Telegram
Lừa đảo thông qua các nhóm cộng đồng kiếm tiền trên Telegram

Tuy nhiên, khi tham gia vào các hình thức kiếm tiền này, người dùng có thể phải mất một khoản phí ban đầu không được hoàn trả, không được rút coin (quy ra tiền) về tài khoản hoặc bắt buộc phải chuyển một khoản phí để hoàn thành giao dịch, thậm chí bị mất tiền khi bấm vào các đường link độc hại được chia sẻ,…

4. Lừa đảo giả mạo nhà cung cấp dịch vụ

Đây là cũng là một hình thức lừa đảo khá phổ biến tuy nhiên vẫn có nhiều người dùng Telegram mắc bẫy. Kẻ lừa đảo sẽ giả mạo các nhà cung cấp dịch vụ và gửi tin nhắn cho bạn. Chúng có thể cảnh báo tài khoản của bạn đã bị xâm phạm. Sau đó, yêu cầu mật khẩu đăng nhập của bạn và những thông tin quan trọng khác. Hãy cảnh giác với những tin nhắn từ người lạ trên Telegram và cẩn trọng trước khi cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ ai.

5. Lừa đảo theo hình thức tuyển dụng

Đối tượng lừa đảo tạo ra các tin nhắn tuyển dụng giả trên Telegram. Họ yêu cầu các ứng viên cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng hoặc chuyển tiền để “đăng ký” hoặc “đảm bảo” vị trí việc làm. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền hoặc thông tin, kẻ gian sẽ biến mất mà không cung cấp việc làm thực sự.

6. Lừa đảo đổi tiền

Đây là hình thức lửa đảo bằng cách tạo ra các group hoặc channel trên Telegram để yêu cầu đổi tiền tệ, tiền số hoặc ngoại tệ với tỷ lệ hấp dẫn. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền hoặc tiền điện tử từ người dùng, kẻ lừa đảo không đáp ứng lại cam kết hoặc biến mất mà không hoàn thành giao dịch.

III. Cách phòng tránh lừa đảo trên Telegram bạn cần biết

Để phòng tránh bị lừa đảo qua Telegram, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Cài đặt tính năng xác minh 2 bước trên Telegram.
  • Kiểm tra thông tin về tài khoản, kênh hoặc nhóm Telegram của người liên hệ. Nếu tài khoản không có ảnh đại diện, tên người dùng, số điện thoại hoặc thông tin liên hệ khác, hoặc có dấu hiệu đổi tên, ảnh đại diện thường xuyên, bạn nên cẩn thận.
  • Không tin tưởng vào các lời hứa hoặc quảng cáo về việc kiếm tiền nhanh chóng, dễ dàng hoặc không cần vốn qua Telegram.
  • Không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng hoặc mã OTP cho bất kỳ ai qua Telegram.
  • Không tham gia vào các kênh, nhóm hoặc cuộc trò chuyện có liên quan đến các hoạt động đầu tư, giao dịch hay kinh doanh trái phép hoặc có dấu hiệu lừa đảo.
Làm sao để phòng tránh lừa đảo trên Telegram
Làm sao để phòng tránh lừa đảo trên Telegram
  • Không thanh toán, gửi tiền trước cho bất kỳ ai qua Telegram mà không có sự xác minh và kiểm tra kỹ lưỡng. Nhiều trường hợp lừa đảo sẽ yêu cầu bạn gửi tiền trước để nhận quà, đầu tư, mua hàng hoặc tham gia các hoạt động kinh doanh trái phép.
  • Sử dụng các công cụ kiểm tra và báo cáo lừa đảo trên Telegram. Bạn có thể sử dụng Bot @notoscam để kiểm tra hoặc cảnh báo về các tài khoản, kênh hoặc nhóm Telegram có dấu hiệu lừa đảo. Bạn cũng có thể báo cáo cho Telegram về những kẻ lừa đảo bằng cách vào phần Cài đặt > Bảo mật và Riêng tư > Báo cáo vấn đề > Báo cáo lừa đảo.
  • Nếu có nghi ngờ hoặc phát hiện bị lừa đảo qua Telegram, bạn nên báo ngay cho cơ quan chức năng và cung cấp các bằng chứng liên quan.
  • Luôn cập nhật những thông tin mới nhất về các hình thức lừa đảo trên Telegram.

Kết luận

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc Telegram có lừa đảo không. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ cảnh giác hơn với những chiêu trò lừa đảo tinh vi trên ứng dụng này. Chia sẻ ngay bài viết này để mọi người cùng nâng nhận thức về những hình thức này nhé!

HIỆU QUẢ – NHANH – DỄ DÙNG là những gì mà sản phẩm của Phần mềm MKT đã, đang và luôn hướng tới. Chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ mọi thông tin hữu ích về Phần mềm MKT. Kết nối ngay để được hỗ trợ MIỄN PHÍ nhanh nhất:

Hotline: 0862.757.222

Group: https://www.facebook.com/groups/807240710504127/

Fanpage: https://www.facebook.com/phanmemmkt.vn

Youtube: https://www.youtube.com/@phanmemmktvn

Tiktok: https://www.tiktok.com/@kenhmkt0dong

Scroll to Top