Với sự thay đổi và biến động nhanh chóng của các ngành, việc theo kịp các xu hướng kinh doanh mới nhất là điều cần thiết cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào trong thời kỳ Hậu COVID-19. Dưới đây MKT Software sẽ tổng hợp 5 xu hướng kinh doanh 2023 và sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới.
1. Xu hướng kinh doanh 2023 – Thương mại điện tử tiếp tục phát triển sau đại dịch
Đại dịch đã thay đổi hoàn toàn hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Bán lẻ và mua sắm trực tuyến đã phát triển trước khi COVID-19 tấn công. Nhưng đại dịch đã giúp Ngành thương mại điện tử phát triển với tốc độ chóng mặt.
Trên thực tế, theo báo cáo của Shopify thương mại điện tử tại Mỹ đã trả qua 10 năm tăng trưởng chỉ trong 3 tháng trong thời kỳ đại dịch.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng của Thương mại điện tử đã chậm lại trong thời kỳ hậu COVID-19, nhưng nó vẫn tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.
Vào năm 2021, tổng doanh số thương mại điện tử toàn cầu đạt 5,2 nghìn tỷ USD và con số này sẽ tiếp tục tăng 56% trong 4 năm tới, đạt 8,1 nghìn tỷ USD vào năm 2026.
Thương mại điện tử chiếm gần 19% tổng doanh số bán lẻ toàn cầu vào năm 2019. Nhưng vào năm 2023 thương mại điện tử dự kiến sẽ chiếm hơn 22% tổng doanh số bán lẻ.
Một số doanh mục bán lẻ cụ thể như đồ điện tử, cải tạo nhà và nội thất sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng sau đại dịch.
Ví dụ, ngành nội thất ước tính đã mang lại hơn 149 triệu đô la doanh thu thương mại điện tử trong năm 2022 và sẽ tăng lên 208 triệu đô la vào năm 2025. Con số này chiếm khoảng 12% tổng doanh số thương mại điện tử tại Hoa Kỳ.
Xem thêm:
- Top 11 xu hướng Marketing 2023 doanh nghiệp cần biết
- 10 xu hướng chuyển đổi số 2023 trong doanh nghiệp Việt
2. 5G Cải thiện đáng kể khả năng thu thập dữ liệu và AI
Sự phát triển của Mạng di động 5G có khả năng thay đổi hoàn toàn hoàn động kinh doanh.
Nói một cách dễ hiểu, 5G có thể mang lại tốc độ truyền dữ liệu cao hơn, độ tin cậy cao hơn và độ trễ dưới 10ms.
Kể từ tháng 8 năm 2022, Trung Quốc và Hoa Kỳ đang dẫn đầu cuộc đua triển khai mạng 5G.
Tại Trung Quốc, 5G có sẵn cho 356 thành phố. Còn tại Hoa Kỳ đã có 296 thành phố triển khai mạng 5G.
Thị trường 5G dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 65,8% cho đến năm 2030 và đạt mức định giá là 797,8 tỷ USD.
Công nghệ này rất quan trọng đối với các doanh nghiệp muốn cung cấp dịch vụ mới và theo dõi thông tin chuyên sâu để luôn vượt trên đối thủ.
Ví dụ: Sự phát triển của Mạng di động 5G đang thúc đẩy việc thu thập và phân tích cơ sở dữ liệu nâng cao cho các doanh nghiệp.
Nhìn chung, điều này có nghĩa là các doanh nghiệp sẽ có nhiều dữ liệu hơn từ các nguồn đa dạng hơn và nhanh hơn. Sau đó, họ có thể đưa AI vào hoạt động trong thời gian thực.
Đây là tốc độ truyền dữ liệu mà doanh nghiệp cần để sử dụng AI và tự động hóa.
Một vài khả năng bao gồm phân tích dữ liệu thông minh (Intelligent Data Analysis), điều khiển y tế từ xa, điều khiển đèn giao thông từ xa và giám sát máy móc thực tế ảo.
BMW đã thử nghiệm khả năng của công nghệ 5G tại nhà máy của họ ở Leipzig, Đức (Nhà máy có khoảng 5.300 nhân viên và sản xuất 1.000 xe mỗi ngày).
Họ đang kết hợp Mạng 5G và AI để định vị máy móc, ô tô, phụ tùng và bộ phận trong nhà máy theo thời gian thực. Chúng có độ chính xác đến từng centimet.
Vào đầu năm 2021, T-Mobile đã triển khai mạng 5G đầu tiên của họ tại một bệnh viện thuộc Hệ thống Chăm sóc Sức khỏe Cựu chiến binh Miami (Miami Veterans Affairs Healthcare System).
Mạng di động 5G có tốc độ cao nhất là 1 Gigabit / giây.
Điều này cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bệnh nhân chuyên sâu về dữ liệu X-quang và biểu đồ y tế từ các thiết bị ở mọi nơi trong bệnh viện.
Mạng 5G cũng rất quan trọng đối với các Nhà cung cấp Dịch vụ Y tế đã đầu tư vào Y tế từ xa. Tốc độ cao của mạng 5G có thể quay video gần như theo thời gian thực và theo dõi bệnh nhân từ xa.
Các doanh nghiệp cũng đang tận dụng kết nối 5G thông qua IoT để cải thiện hoạt động kinh doanh và ra mắt các dịch vụ mới.
Cảm biến IoT đã được sử dụng trong các dây chuyền sản xuất, theo dõi chuỗi cung ứng, xe tự lái, …
3. Doanh nghiệp mở rộng quảng cáo, cộng đồng và thương mại trên mạng xã hội
Điều hành một doanh nghiệp mà không có sự hiện diện của phương tiện truyền thông xã hội gần như chưa từng xảy ra vào năm 2022.
Tầm quan trọng của mạng xã hội trong Marketing của doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng trong năm 2023.
Một báo cáo từ tháng 11 năm 2022 của PYMNTS cho thấy mức độ sử dụng mạng xã hội của người tiêu dùng đã tăng gần 8% kể từ đầu năm.
Ước tính có khoảng 4,74 tỷ người hiện đang sử dụng mạng xã hội tính đến tháng 10 năm 2022.
Hơn một nửa số Giám đốc Marketing (CMO) cho biết họ sẽ tăng chi tiêu cho quảng cáo trên mạng xã hội trong những năm tới.
Quảng cáo TikTok là một chiến lược Marketing ngày càng được các doanh nghiệp trong hầu hết các ngành sử dụng.
Trong một nghiên cứu của Neuro-Insight cho thấy, In-feed TikTok Ads đáng nhớ hơn 23% so với quảng cáo trên TV và đáng nhớ hơn 13% so với các loại video kỹ thuật số khác.
Trong những năm tới, chúng tôi hy vọng các doanh nghiệp sẽ vượt ra ngoài quảng cáo và tập trung vào việc xây dựng cộng đồng như một phần trong chiến lược Social Media Marketing tổng thể của họ.
HubSpot báo cáo 64% các nhà tiếp thị dự định đầu tư vào xây dựng cộng đồng trên mạng xã hội vào năm 2022.
Ngoài ra, các thương hiệu đang chuyển sang hợp tác với influencers để triển khai các hoạt động Marketing. Đây có thể là một chiến lược có lợi hơn cho các doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu của HelloSociety, các công ty sử dụng Micro-Influencers có tỷ lệ tương tác cao hơn 60% so với các Influencer nổi tiếng hơn.
Tỷ lệ chuyển đổi cũng tốt hơn: 1,46% cho Micro-Influencers so với 0,61% cho các Influencer với 21 nghìn người theo dõi trở lên.
Trong nỗ lực tăng mức độ tương tác và bán hàng, các thương hiệu có thể sẽ đầu tư vào Social Commerce trong những tháng tới.
Social Commerce là một khái niệm phổ biến tại Trung Quốc, nơi 14,3% tổng doanh số bán lẻ trực tuyến được thực hiện qua Social Commerce vào trong năm 2021.
Chỉ 4,1% doanh số bán hàng được thực hiện qua Social Commerce tại Mỹ.
Tuy nhiên, Accenture dự đoán Social Commerce sẽ phát triển gấp 3 lần so với thương mại điện tử truyền thống, đạt 1,2 nghìn tỷ USD vào năm 2025.
4. Xu hướng kinh doanh 2023 – Tập trung vào sự bền vững
Nghiên cứu của IBM và Liên đoàn Bán lẻ quốc gia (NRF) cho thấy hơn một nửa người tiêu dùng Hoa Kỳ cho biết họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm bền vững và 62% người tiêu dùng sẵn sàng thay đổi thói quen mua sắm để giảm tác động tới môi trường.
Trên toàn cầu, các báo cáo của Business Wire cho thấy 85% người dân đã thay đổi thói quen mua hàng để trở nên bền vững hơn trong 5 năm qua.
Các doanh nghiệp đang đáp ứng nhu cầu này của người tiêu dùng bằng cách đặc biệt chú ý đến các quy trình ESG của họ.
Một cuộc khảo sát năm 2022 cho thấy gần 80% nhà bán lẻ dành nguồn lực để cải thiện tính bền vững và tin rằng những nỗ lực của họ sẽ giúp gia tăng mức độ trung thành của khách hàng.
Tuy nhiên, một cuộc khảo sát của McKinsey cho thấy kết quả kinh doanh cho các giá trị bền vững có thể chưa hoàn toàn hứa hẹn.
Trong cuộc khảo sát của họ, chỉ 22% người được hỏi đạt được giá trị khiêm tốn hoặc đáng kể từ những nỗ lực phát triển bền vững của công ty trong 5 năm qua.
Nhưng cuộc khảo sát cũng cho thấy, các doanh nghiệp lạc quan về tương lai.
40% trong số những người được hỏi đang mong đợi nỗ lực của họ tạo ra giá trị khiêm tốn hoặc đáng kể trong 5 năm tới.
Một từ thông dụng khác trong kinh doanh liên quan đến các sáng kiến ESG là Nền kinh tế tuần hoàn (Circular Economy).
Các nhà hoàn động môi trường coi cách thế giới vận hành hiện nay là một nền kinh tế tuyến tính – các doanh nghiệp khai thác tài nguyên từ Trái Đất và cuối cùng thải chúng ra môi trường như rác thải.
Ngược lại, nền kinh tế tuần hoàn tập trung vào việc sử dụng vật liệu và sản phẩm càng lâu càng tốt.
Diễn đàn Diễn đàn Kinh tế thế giới báo cáo rằng nếu các doanh nghiệp đầu tư vào việc tái chế và tái sử dụng thì có thể tiết kiệm được 1 nghìn tỷ USD mỗi năm.
Một ví dụ kinh doanh của nền kinh tế tuần hoàn được tìm thấy ở Teemill, một doanh nghiệp thời trang đến từ Vương quốc Anh.
Công ty cung cấp dịch vụ in theo yêu cầu B2B cho áo phông với các hoạt động kinh doanh bền vững rõ ràng.
Bất kể một chủ doanh nghiệp nào cũng có thể đăng nhập vào trang Teemill, thiết kế áo phông và thiết lập cửa hàng.
Khi một khách hàng đặt mua một chiếc áo phông, Teemill sẽ in áo phông đó và giao trực tiếp cho khách hàng.
Mỗi chiếc áo thun đều có mã QR trên thẻ tag để khách hàng có thể trả lại nó cho Teemill. Sau đó, công ty sẽ thu hồi vật liệu hữu cơ từ áo thun và sử dụng nó để dệt sợi mới.
5. Doanh nghiệp thử nghiệm với Công nghệ nhập vai
Khi doanh nghiệp tìm cách thu hút khách hàng theo những cách tiên tiến, các công nghệ nhập vai (Immersive Technology) như thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR) và thực tế hỗn hợp (MR) đang thiết lập một tiêu chuẩn mới.
Các công lớn công nghệ đã đầu tư mạnh vào nhiều loại công nghệ nhập vai khác nhau với hy vọng rằng việc áp dụng trong kinh doanh sẽ sớm diễn ra.
Meta (công ty mẹ của Facebook) được cho là có khoảng 10.000 nhân viên làm việc về thực tế hỗn hợp (MR) và Apple có 2.000 người phát triển thực tế mở rộng (SP).
Thị trườg công nghệ nhập vai (bao gồm AR/VR/MR) được định giá gần 28 tỷ USD vào năm 2021. Dự kiến, thị trường này sẽ tăng lên hơn 252 tỷ USD vào năm 2028.
Người tiêu dùng đang thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng với công nghệ nhập vai.
Việc bán các phần mềm liên quan đến AR/VR đã tăng 50% từ năm 2019 đến năm 2020.
Và, hơn 50% người tiêu dùng sẵn sàng sử dụng AR/VR để đánh giá sản phẩm.
Trong một nghiên cứu liên quan đến một nhà bán lẻ đồ trang điểm, những người tiêu dùng sử dụng AR để thử son môi đã lấy mẫu son môi nhiều hơn gần gấp đôi so với khách hàng tại cửa hàng.
Nghiên cứu cũng cho thấy những khách hàng sử dụng AR duyệt lâu hơn và xem nhiều sản phẩm hơn so với những khách hàng không sử dụng công nghệ này.
Những người đã sử dụng AR có khả năng mua hàng cao hơn 20% so với những người không sử dụng.
Đầu năm 2022, Pinterest đã ra mắt các khả năng AR mới nền tảng của mình.
Công cụ “Try On for Home Decor” cho phép người dùng sắp xếp ngôi nhà ảo của họ với đồ nội thất từ nhiều nhà bán lẻ khác nhau thông qua máy ảnh Pinterest Lens.
Theo báo cáo của Pinterest người tiêu dùng có khả năng mua cao gấp 5 lần khi sử dụng tính năng này so với khi sử dụng ghim tiêu chuẩn.
Một số doanh nghiệp đang đầu tư nhiều hơn vào các công nghệ nhập vai và đầu tư vào Metaverse.
Gartner dự đoán rằng Metaverse sẽ sớm thành nơi tập trung của nhân viên.
Thay vì hội nghị trực tuyến, nhân viên sẽ tham gia, cộng tác và kết nối dưới dạng hình đại diện trong Metaverse, Gartner cho biết.
Họ dự đoán rằng 10% nhân viên sẽ thường xuyên sử dụng Metaverse vào năm 2025. Con số này tăng từ 1% trong năm 2022.
Trong 1 ví dụ khác, linh vật của Duolingo, một con thú có tên Duo, đã dẫn đầu việc ra mắt Metaverse của công ty trong Trung tâm trò chơi Duolingo vào cuối năm 2022.
Chỉ trong vài tuần, điểm đến metaverse đã nhận được 9 triệu lượt truy cập và người chơi đã dành tổng cộng 41 triệu phút để chơi trò chơi Duolingo.
Duolingo cũng đã có sự hiện diện đa chiều trong Roblox cũng như Decentraland.
Các dự đoán cho thấy các khoản đầu tư và chi tiêu vào AR/VR đang tăng lên nhanh chóng.
Quý 4 năm 2021, chứng kiến gần 1,9 tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm vào các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này.
Các công nghệ nhập vai liên quan đến đào tạo nhân viên và bảo trì công nghiệp dự kiến sẽ thu được 4,1 tỷ USD đầu tư vào năm 2024.
Chơi game AR/VR dự kiến sẽ mang lại 17,5 tỷ đô la chi tiêu cho người tiêu dùng vào năm 2024.
Kết luận
Trên đây là 5 xu kinh doanh 2023 sẽ tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực khác nhau mà MKT Software muốn chia sẻ đến bạn.
Là một doanh nghiệp E-commerce, việc thiết lập một cửa hàng trực tuyến trên các nền tảng Social Commerce và thực hành tính bền vững sẽ giúp doanh nghiệp bạn luôn cạnh tranh và hướng tới một năm 2023 thành công và hơn thế nữa.
Nguồn tham khảo: