Khi mới bắt đầu với công việc chạy Facebook Ads, chúng ta không tránh khỏi các thắc mắc như tại sao quảng cáo Facebook không hiệu quả dù bạn đã thử rất nhiều cách khác nhau? Tại sao chạy quảng cáo không ra đơn? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây của Phần Mềm MKT để tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho các thắc mắc trên nhé.
I. Dấu hiệu của một quảng cáo Facebook không hiệu quả
Dưới đây là các dấu hiệu để bạn nhận biết đâu là một quảng cáo không hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
1. Không có tương tác, lượt inbox
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của một quảng cáo Facebook không hiệu quả là không thu hút được lượt tương tác, inbox từ khách hàng mục tiêu. Trong một số trường hợp, bạn vẫn có thể phải trả tiền cho mỗi lượt hiển thị, lượt nhấp vào quảng cáo nhưng không có ai bình luận hay nhắn tin để tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ.
2. CTR (Click Through Rate) Facebook thấp
Đối với Facebook Ads, CTR trên 0,9% được coi là lý tưởng. Tuy nhiên, con số này còn phụ thuộc vào mặt hàng bạn cung cấp, mục tiêu quảng cáo, vị trí quảng cáo,… Bạn nên theo dõi tỷ lệ trung bình của ngành mình và đối thủ cạnh tranh.
Theo kết quả khảo sát của Wordstream với 256 tài khoản khách hàng tại Mỹ, CTR trung bình của Facebook Ads ở mức trung bình từ 0,75 – 1,25%. CTR trung bình cao nhất thuộc nhóm ngành bán lẻ. Các nhóm ngành có CTR ở mức thấp dưới 0,75% là tài chính ngân hàng, bất động sản, ô tô, giáo dục.
3. Chỉ số CPC (Cost per Click) Facebook cao
Cũng theo thống kê của Wordstream, CPC trung bình của Facebook là 1,72 USD. Trong đó, ngành tài chính có CPC cao nhất là 3,77 USD và ngành thời trang thấp nhất với 0,45 USD.
4. Chỉ số CR (Conversion rate) thấp
Tỷ lệ chuyển đổi thấp cho thấy khách hàng có trải nghiệm tốt trên trang đích. Nếu bạn sử dụng quảng cáo Facebook để bán hàng thì “Không ra đơn” là dấu hiệu bạn nên xem xét lại bài quảng cáo của mình hoặc chất lượng trang đích.
II. Lý do tại sao quảng cáo Facebook không hiệu quả
Dưới đây là 17 nguyên nhân chính giúp bạn trả lời chính xác câu hỏi “Tại sao quảng cáo Facebook không hiệu quả” mà chúng tôi tổng hợp lại như sau.
1. Chưa hiểu về sản phẩm bạn đang bán
Dù bạn đang bán bất kỳ sản phẩm nào, không cần biết bạn có chạy quảng cáo Facebook hay không, nhưng đã bán cái gì, thì bạn phải hiểu cái đó. Bạn cần phải trả lời một vài câu hỏi như:
- Sản phẩm của mình có những tính năng gì?
- Cách ứng dụng các tính năng đó vào cuộc sống của khách hàng như thế nào? Nó mang lại những giá trị gì cho khách hàng?
- Hành vi của khách hàng tiềm năng của mặt hàng này như thế nào?
- Sản phẩm của bạn có đặc điểm gì khác biệt so với của đối thủ không?
Giải pháp:
Bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ về sản phẩm bạn đang kinh doanh. Một sản phẩm chạy quảng cáo Facebook hiệu quả cần phải đáp ứng các tiêu chí như:
- Lợi nhuận lớn – Nếu lợi nhuận không cao, thì cần phải bán được với số lượng lớn.
- Có đặc điểm đặc biệt.
- Sản phẩm phải chất lượng, giúp giải quyết được vấn đề khách hàng đang gặp phải.
- Tốt nhất là nên bán các mặt hàng mà khách hàng có thể mua lại.
- Cuối cùng, cần đảm bảo sản phẩm của bạn không vi phạm Chính sách thương mại của Facebook.
2. Chất lượng Fanpage không tốt
Cùng 1 mặt hàng, 1 kỹ thuật chạy quảng cáo và 1 số tiền bỏ ra nhưng khi chạy quảng cáo trên 2 Fanpage lại có thể ra 2 kết quả khác biệt. Thế mới thấy chất lượng Fanpage ảnh hưởng lớn như thế nào tới hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.
- Fanpage buff like ảo.
- Xây dựng tệp đối tượng like page không chính xác ngay từ đầu.
- Fanpage quá sơ sài, không đủ sức tại uy tín.
Giải pháp:
Để tăng tỷ lệ chuyển đổi, trước khi set quảng cáo Fanpage bạn cần tối ưu lại Fanpage của mình trước nhé.
- Tối ưu lại đầy đủ thông tin Fanpage: Tên trang, ảnh đại diện, ảnh bìa, thông tin liên hệ.
- Chọn hạng mục fanpage phù hợp.
- Tối ưu SEO Facebook cho Fanpage.
- Chia sẻ nội dung chất lượng, hữu ích cho khách hàng.
- Không sử dụng dịch vụ buff like ảo.
3. Content quảng cáo không hấp dẫn
“Content is King”, chắn hẳn bạn đã rất quen thuộc. Một bài quảng cáo hiệu quả thì content phải thu hút. Cụ thể, một bài content quảng cáo Facebook phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Hình ảnh, video phải thu hút, đánh chúng tâm lý khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
- Đặt tiêu đề hấp dẫn, kích thích người xem click vào bài quảng cáo.
- 5 dòng đầu tiên phải nêu ra được những ưu điểm, công dụng của sản phẩm và lý do tại sao khách hàng phải mua sản phẩm của bạn.
- Content cần phải ngắn gọn, súc tích, truyền tải đủ thông điệp, đi thẳng vào các vấn đề nhưng vẫn phải chạm được đến cảm xúc của khách hàng.
- Content không được vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook.
4. Kích thước ảnh quảng cáo không chuẩn
Kích thước hình ảnh có ảnh hưởng khá nhiều tới hiệu quả của quảng cáo. Kích thước ảnh không chuẩn có thể là lý do chính khiến Facebook Ads không hiệu quả.
Bạn có thể tham khảo bài viết: Kích thước ảnh quảng cáo Facebook 2023 nhà quảng cáo cần biết. Từ đó, thiết kế lại hình ảnh quảng cáo phù hợp với tiêu chuẩn của Facebook.
5. Đặt mục tiêu chiến dịch không chính xác
Khi khởi tạo chiến dịch, chọn mục tiêu quảng cáo là yêu cầu bắt buộc đầu tiên. Dựa vào đây, Facebook sẽ cung cấp các tùy chọn tính năng và cài đặt cụ thể mà Facebook cảm thấy sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu đó. Do đó, nếu chọn sai mục tiêu, bạn có thể bỏ lỡ các tính năng khách hữu ích cho chiến dịch của mình.
Ví dụ: Mục tiêu “Nhận thức thương hiệu” (Brand awareness) cho phép bạn dùng nút CTA như “Tìm hiểu thêm” trên quảng cáo. Nhưng việc chọn mục tiêu “Phạm vi tiếp cận” (Reach) sẽ cung cấp nút CTA hoàn toàn khác để lựa chọn.
Giải pháp:
- Bạn di chuột vào biểu tượng thông tin để biết thêm về các mục tiêu và xem lại Hướng dẫn quảng cáo của Meta để khám phá cách thức hoạt động của từng mục tiêu. Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn mục tiêu quảng cáo phù hợp.
6. Target sai đối tượng
Ưu điểm chính của Facebook Ads là chúng cung cấp cho bạn khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo. Từ đó bài quảng cáo sẽ được hiển thị chính xác nhóm đối tượng, những người có khả năng cao nhất sẽ quan tâm, tò mò về sản phẩm, dịch vụ, ưu đãi của bạn và thực hiện một hành động cụ thể. Tuy nhiên, mặt trái của nó là nếu bạn nhắm mục tiêu quảng cáo không tốt, bài quảng cáo của bạn sẽ được phân phối cho những người không quan tâm đến chúng, dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi (CR) thấp.
CTR cao, CR thấp: Đó có thể là những cú click chuột tò mò, khách hàng không thực sự quan tâm sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp. Bạn không những không có đơn hàng mà còn phải trả tiền cho những cú nhấp chuột vô nghĩa.
Giải pháp:
Để tối ưu quảng cáo Facebook hiệu quả, bạn cần target đối tượng đúng cách, trước tiên bạn phải xem khách hàng của mình là ai và xây dựng Tệp đối tượng tùy chỉnh. Biết được đặc điểm của khách hàng tiềm năng bạn sẽ có cơ hội thiết lập quảng cáo hiển thị cho đúng người.
Một số thông tin chính bạn nên tìm hiểu về khách hàng của mình như:
- Độ tuổi và giới tính.
- Vị trí.
- Họ là ai / Điều gì ảnh hưởng đến họ.
- Ngôn ngữ.
- Sở thích, hành vi của họ.
Trong trường hợp bạn chưa hiểu khách hàng của mình, bạn có thể sử dụng Audience Insights – Một công cụ Meta cung cấp để nghiên cứu khách hàng tiềm năng.
7. Quảng cáo bị gián đoạn giữa chừng
Việc này là thường xuyên xảy ra, nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm, bạn sẽ thường mắc phải các sai lầm sau:
- Bật/tắt quảng cáo Facebook liên tục. Bạn không nên làm việc này, vì quảng cáo cần từ 1 – 2 ngày để kết thúc giai đoạn máy học và tối ưu tốt đến khách hàng.
- Thẻ hết tiền giữa chừng, không thanh toán nợ được cho Facebook => toàn bộ quảng cáo của bạn sẽ bị ngừng.
Giải pháp:
- Không nên bật/tắt quảng cáo thường xuyên. Điều này sẽ giúp quảng cáo có thời gian để chạy ổn định và phân phối đến đúng đối tượng mục tiêu.
- Khi quảng cáo đang ngon, bạn cần kiểm tra tiền trong thẻ, đảm bảo đủ tiền để thanh toán cho Facebook. Hoặc bạn cũng có thể thêm phương thức thanh toán phụ đề phòng trường hợp thẻ chính hết tiền.
8. Chiến lược giá thầu chưa phù hợp
Nếu nhận thấy quảng cáo của mình không có đủ lượt hiển thị hay lượt click, bạn có thể xem xét lại chiến lược giá thầu của mình.
Quảng cáo của bạn đang cạnh tranh với hàng nghìn quảng cáo khác trong một cuộc đấu giá kỹ thuật số khổng lồ. Đặt giá thầu quá thấp có thể khiến cho quảng cáo của bạn bị giảm số lượt hiển thị, thậm chí không được hiển thị.
Giải pháp:
Nếu bạn là người mới vào nghề, bạn nên chọn Giá thầu tự động.
Lúc này Facebook sẽ xem sét và điều chỉnh giá thầu tốt nhất thu về nhiều kết quả nhất cho bạn dựa trên mặt hàng, thị trường, đối thủ.
Đối với chiến lược giá thầu thủ công, chỉ dành cho những chuyên gia quảng cáo có kinh nghiệm, có kiến thức chuyên sâu về thị trường, ngành hàng và giá thầu trung bình trên từng sản phẩm.
9. Chọn sai múi giờ cho tài khoản quảng cáo Facebook
Tại sao múi giờ của tài khoản quảng cáo lại liên quan đến hiệu quả chạy quảng cáo Facebook?
Vì múi giờ của tài khoản quảng cáo sẽ quyết định thời điểm bắt đầu 1 ngày mới cho quảng cáo.
Bạn có thể kiểm tra múi giờ của các tài khoản quảng cáo trong Facebook Business Manager (BM) của mình.
Một ví dụ bạn có thể tham khảo:
Thông tin cơ bản về tài khoản quảng cáo Facebook:
- Múi giờ: Asia/Ho_Chi_Minh – GMT +7.
- Thời điểm bắt đầu chạy quảng cáo: 18h ngày 13/06/2017.
- Ngân sách: 100.000 VNĐ/ngày.
Quảng cáo Facebook của bạn sẽ bắt đầu cắn tiền và chạy như sau:
Từ 18h ngày 13/06/2017 cho đến 0h (tức là 12 giờ đêm) của ngày 14/04/2017, Facebook sẽ cố gắng phân phối hết 100.000 VNĐ của bạn. Tôi dùng từ cố gắng vì có những lúc Facebook không thể tiêu hết 100.000 VNĐ trong một thời gian ngắn như thế.
Qua ví dụ trên, bạn đã hiểu múi giờ tài khoản quảng cáo có ý nghĩa là gì rồi. Lời khuyên cho bạn, bạn đang chạy Facebook Ads cho thị trường nào thì để múi giờ quảng cáo theo giờ giấc sinh hoạt của thị trường đó.
Trừ khi, bạn có chiến lược chạy Ads riêng thì có thể không cần theo múi giờ của từng thị trường.
10. Không thử nghiệm A/B testing
A/B testing (Thử nghiệm phân tách) là một trong những cách chạy quảng cáo hiệu quả, nên được thực hiện trên tất cả các chiến dịch Marketing và nó đặc biệt hữu ích trên Facebook. A/B testing cho phép bạn có thể chạy nhiều nhóm quảng cáo có sự khác biệt nhỏ giữa chúng, được phân phối ngẫu nhiên cho đối tượng của bạn. Từ đó xác định được xem cái nào hiệu quả hơn, xem cái nào hoạt động nhanh hơn và cải thiện chiến dịch.
Giải pháp:
Tạo các biến thể quảng cáo và chạy chúng trong 1 vài ngày, sau đó kiểm tra lại dữ liệu. Bạn sẽ thấy rằng một quảng cáo tạo ra tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn các quảng cáo khác.
Bạn có thể thực hiện Thử nghiệm phân tách các yếu tố sau:
- Thiết kế quảng cáo.
- Nội dung quảng cáo – Đặc biệt là Tiêu đề.
- Các ưu đãi được đề cập đến trong quảng cáo.
- Các nút kêu gọi hành động (Call-to-Action).
- Phương pháp đấu thầu.
- Vị trí quảng cáo.
11. Định dạng, vị trí đặt và thời điểm chạy quảng cáo không hợp lý
Tùy từng mục tiêu chiến dịch sẽ có định dạng, vị trí hiển thị mang lại hiệu quả cao nhất. Tùy vào từng đối tượng mục tiêu, ngân sách mà bạn có thể chọn vị trí cho phù hợp. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, 95% nhà quảng cáo ưu tiên và đánh giá “Bảng tin Facebook” là vị trí tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất. Bạn có thể xem gợi ý của Facebook về từng vị trí, định dạng quảng cáo cho từng mục tiêu tại đây.
Bên cạnh đó, hãy quảng cáo vào khung giờ mà nhiều khách hàng online nhất. Đồng thời hãy đặt múi giờ của tài khoản quảng cáo theo giờ giấc sinh hoạt của thị trường bạn nhắm đến.
12. Đối tượng bị trùng lặp
Khi các đối tượng có sở thích và hành vi gần giống nhau trên các nhóm quảng cáo của chiến dịch, Facebook sẽ cố gắng ngăn không cho quảng cáo của bạn không cạnh tranh lẫn nhau trong “quá trình đấu thầu” Điều này sẽ đồng nghĩa với việc Facebook sẽ chỉ chạy các nhóm quảng cáo mà nó cho là hoạt động hiệu quả hơn, dựa trên lịch sử hoạt động trước đây của adset.
Giải pháp:
- Bạn nên kiểm tra các tùy chọn target đối tượng của mình xem chúng tương tự nhau như thế nào bằng Công cụ trùng lặp đối tượng của Facebook.
13. Ngân sách quảng cáo quá thấp
Ngân sách quảng cáo tối thiểu Facebook quy định là 1 USD tương đương với khoảng 23.500 VNĐ.
Do đó, khi chạy quảng cáo Facebook chúng tôi khuyến khích bạn nên đặt ngân sách cao hơn mức quy định tối thiểu, tầm 50.000 VNĐ.
Tuy nhiên, mức ngân sách còn tùy thuộc vào động rộng của thị trường (tệp đối tượng) mà bạn nhắm đến.
Tốt nhất khi mới tập chạy quảng cáo Facebook bạn nên tham khảo bảng minh họa của Facebook bên phải màn hình. Đây chính là phần hiển thị số người mà quảng cáo tiếp cận được dựa trên mức ngân sách chi tiêu.
14. Tần suất quảng cáo quá cao
Quảng cáo Facebook của bạn hiệu quả vào thời gian đầu nhưng gần đây có dấu hiệu không còn hiệu quả, khách hàng không còn phải hồi tốt thì bạn nên kiểm tra lại tần suất.
Nếu tần suất ổn định ở mức 1,5 nghĩa là quảng cáo của bạn không hiển thị lặp lại.
Còn nếu tần suất gần bằng 2 có nghĩa là quảng cáo đang lặp lại và không hiển thị cho khách hàng mới. Tần suất càng cao đồng nghĩa với việc quảng cáo của bạn đang hiển thị quá nhiều lần so với mức quy định cho 1 người dùng. Điều này sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu, theo kiểu spam và có cảm giác bị làm phiền. Chi phí tăng mà quảng cáo hiệu quả xuất phát từ nguyên nhân này.
Giải pháp:
- Sửa đổi đối tượng trong nhóm quảng cáo, thay đổi hoàn toàn các đặc điểm để Facebook phân phối quảng cáo cho người dùng mới.
- Trong nhóm quảng cáo đó, bạn nên tạo một quảng cáo mới với content mới. Facebook sẽ xét duyệt và phân phối lại từ đầu. Người dùng sẽ hứng thú với mẫu quảng cáo mới này hơn.
- Bỏ hẳn nhóm quảng cáo đó và tạo một nhóm quảng cáo mới trong cùng chiến dịch. Nhóm mới này sẽ tiếp cận đối tượng mới và một số đối tượng cũ. Bạn nên theo dõi cả chiến dịch để đánh giá hiệu quả.
- Nếu tần suất của các nhóm quảng cáo chưa tới 2 nhưng tần suất của chiến dịch lại gần bằng 2 thì quảng cáo của bạn đã dần không hiệu quả. Với trường hợp này, bạn nên tắt chiến dịch đó và tạo một chiến dịch mới.
15. Chạy mãi một content quảng cáo
Bạn đang tham gia vào sân chơi của Facebook thì bạn bắt buộc phải hiểu luật chơi. Dù bạn có nhiều tiền như thế nào thì bạn cũng không thể tiếp cận được tất cả người dùng Facebook chỉ với 1 bài quảng cáo. Để tạo sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng Facebook sẽ không để một cá nhân hay doanh nghiệp nào tạo thế độc quyền.
Facebook cũng thích content quảng cáo phải thường xuyên cập nhật mới. Vì vậy, tốt nhất bạn nên làm đa dạng content quảng cáo cả về văn bản, hình ảnh, video để đảm bảo tương tác, tiếp cận tốt.
16. CTA chưa đủ hấp dẫn
Mặc dù Facebook cung cấp một số nút CTA được xác định trước để bạn lựa chọn, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc các bản sao quảng cáo không thể bao gồm 1 CTA. Một lý do khiến quảng cáo của bạn có CTR và CR thấp có thể là do CTA không hấp dẫn. Do đó, bạn nên truyền đạt tính cấp thiết và khuyến khích khách hàng thực hiện một hoạt động rõ ràng để tăng hiệu quả quảng cáo.
17. Phân tích và quản lý chiến dịch chưa chuyên sâu và linh hoạt
Do không có kiến thức chuyên môn về chạy Facebook Ads nên nhiều chủ shop, doanh nghiệp ít quan tâm đến việc phân tích báo cáo, đọc chỉ số đo lường hiệu quả quảng cáo Facebook sau khi tạo.
Việc không quan tâm đến công tác đo lường, phân tích và đánh giá hiệu quả của chiến dịch có thể khiến bạn bị động trong việc cải thiện và tối ưu lại quy trình quảng cáo. Đồng thời không có các thay đổi phù hợp khi mà quảng cáo của bạn không mang lại hiệu quả đúng như ý muốn.
Bên cạnh việc thiếu chuyên môn, thì vấn đề thời gian cũng là lý do dẫn đến tình trạng nhiều cửa hàng, doanh nghiệp thiếu quan tâm đến công tác này. Nguyên nhân là do công việc kinh doanh còn nhiều vấn đề liên quan phải quan tâm như quản lý sản phẩm, chăm sóc khách hàng, vận đơn hay quản lý đơn hàng,… Điều này sẽ khiến cho chiến dịch quảng cáo không thành công, chi phí cao mà không mang lại nhiều đơn hàng như kỳ vọng.
III. Những lưu ý để chạy quảng cáo Facebook hiệu quả
Trong phần này, Phần mềm MKT chia sẻ đến bạn những lưu ý khi chạy quảng cáo Facebook để cải thiện hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Cùng tìm hiểu nhé.
- Xác định mục tiêu cụ thể, chi tiết: Bạn cần xác định rõ ràng mục tiêu quảng cáo là gì? Bạn muốn tăng doanh số bán hàng, tăng nhận thức về thương hiệu, thu hút lượt ghé thăm cửa hàng, tăng lượt xem video hay tăng lưu lượng truy cập trang web? Mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn xác định rõ các yếu tố cần tập trung và đo lường kết quả.
- Nắm vũng đối tượng mục tiêu: Bạn cần hiểu rõ đối tượng mục tiêu của mình. Xác định các thông tin như: độ tuổi, giới tính, sở thích, hành vi mua hàng của khách hàng. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra nội dung và thông điệp quả cáo phù hợp, tăng khả năng tương tác và tỷ lệ chuyển đổi.
- Tận dụng hết các tệp đối tượng: Bạn có thể sử dụng phần mềm quét data khách hàng – MKT Data để xây dựng tệp data khách hàng chất lượng và tạo tệp đối tượng tùy chỉnh (Custom Audience). Tiếp đến, bạn tạo tệp đối tượng tương tự Lookalike để nhắm mục tiêu quảng cáo đến những đối tượng mới có sở thích, hành vi,… tương tự với tệp đối tượng Custom Audience bạn đang có. Điều này sẽ giúp tăng hiệu quả của chiến dịch lên đáng kể.
- Tạo content hấp dẫn: Sáng tạo nội dung chất lượng, hấp dẫn và phù hợp với đối tượng khách hàng. Dùng tiêu đề thu hút, hình ảnh bắt mắt, video hấp dẫn và văn bản gợi cảm xúc để tạo sự tương tác và gây ấn tượng cho khách hàng.
- Kiểm thử và sửa sai: Thực hiện A/B Testing để thử nghiệm và so sánh hiệu quả của các yếu tố quảng cáo như target đối tượng, mẫu quảng cáo, CTA và mục tiêu khác. Dựa vào dữ liệu thu thập được, tiến hành tối ưu hóa quảng cáo bằng cách điều chỉnh nội dung và chiến lược để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Dùng hình ảnh, video chất lượng cao: Thiết kế hình ảnh, video chất lượng cao, rõ nét và thu hút. Hình ảnh, video minh họa rõ ràng sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các sản phẩm/dịch vụ bạn đang quảng cáo. Hãy đảm bảo rằng hình ảnh, video phù hợp với thông điệp chính và tạo ra sự kết nối với đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Chú ý đến đội dài và định dạng nội dung: Trên Facebook, người dùng chỉ lướt nhanh qua các nội dung. Do đó, hãy tạo nội dung ngắn gọn, súc tích, truyền tải thông điệp chính một cách rõ ràng và dễ hiểu. Bên cạnh đó, hãy sử dụng định dạng phù hợp như bài viết, hình ảnh, video, bộ sưu tập hay carousel ads để tạo sự đa dạng và tương tác.
- Sử dụng CTA phù hợp: Lời kêu gọi hành động (CTA) một yếu tố quan trọng trong quảng cáo Facebook. Hãy đảm bảo rằng quảng cáo của bạn có một CTA rõ ràng và thu hút để khuyến khích người xem hành động như “Đăng ký ngay”, “Liên hệ ngay”, “Mua ngay”, “Tải xuống miễn phí”,…
- Xác định rõ ngân sách và lịch trình: Xác định ngân sách và lịch trình chạy quảng cáo một cách chính xác, cụ thể. Việc này sẽ giúp bạn quản lý và kiểm soát chi phí quảng cáo, đồng thời tối ưu hóa kết hoạch tiếp cận và tương tác của quảng cáo.
- Theo dõi và phân tích kết quả: Facebook cung cấp cho bạn các công cụ và tính năng để theo dõi và phân tích kết quả chiến dịch quảng cáo của mình. Hãy xem xét các yếu tố như số lượt bình luận, số lượt inbox, tỷ lệ chuyển đổi, chi phí trung bình để đánh giá kết quả và điều chỉnh chiến lược quảng cáo khi cần thiết.
III. Một số kênh bán hàng thay thế khi quảng cáo Facebook không hiệu quả
Dưới đây là gợi ý một số kênh bán hàng online thay thế khi quảng cáo không hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
1. Bán hàng trên Facebook cá nhân
Khi đăng bài bán hàng trên trang cá nhân, bạn không nên viết một cách máy móc, nhạt nhẽo chẳng ai thèm đọc đâu. Thay vào đó hãy thử tập trung vào các bài đăng hữu ích, có giá trị, thu hút, sử dụng tiêu đề hấp dẫn, giật tít,…
2. Bán hàng trên Group Facebook
Kinh nghiệm là bạn nên tạo group bán hàng riêng, đầu tiên là mời hết danh sách bạn bè vào,. Tiếp đến tạo thêm nhiều nick phụ (tối thiểu 10 nick) sau đó dùng phần mềm kết bạn Facebook để kết bạn với những người có khả năng quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ của bạn và mời họ vào nhóm.
Trong group đó, bạn nên chia sẻ các nội dung hữu ích, có giá trị liên quan đến sản phẩm của bạn. Điều này sẽ giúp người dùng trong group ngày càng hứng thú đến sản phẩm của bạn và trở thành những khách hàng tiềm năng.
3. Bán hàng trên Instagram
Khi chạy Facebook Ads không còn hiệu quả nữa bạn có thể chuyển sang kinh doanh online trên Instagram. Đây là một kênh rất tiềm năng để bán các mặt hàng đồ ăn, thời trang, quần áo, mỹ phẩm,… Nếu bạn đang bán các mặt hàng này thì Instagram là một kênh bạn nên tham khảo.
4. Bán hàng trên Zalo
Bên cạnh Facebook thì Zalo cũng là một kênh bán hàng cực kỳ tiềm năng mà rất nhiều chủ shop lựa chọn. Việc bán hàng trên Zalo mang lại cho bạn những lợi ích như:
- Tệp khách hàng rộng lớn giúp bạn có thể bán mọi thứ từ đồ bỉm sữa, quần áo, giày dép đến điện thoại, máy tính,…
- Hạn chế lượng khách hàng ảo và tỷ lệ hoàn đơn, hủy đơn thấp hơn các nền tảng khác.
- Dễ dàng tương tác, chăm sóc khách hàng hơn.
- Dễ dàng thanh toán online qua ZaloPay.
- Cách tạo Zalo Shop để bán hàng đơn giản.
5. Bán hàng qua Livestream
Bạn hãy tận dụng livestream ở bất cứ đâu, trang cá nhân, fanpage, group để trực tiếp quảng bá các mặt hàng hoặc đi vòng qua review về một bộ phim bom tấn, một địa chỉ ăn ngon, bổ, rẻ,… rồi ghim bài đăng quảng cáo sản phẩm vào. Bạn hãy thử xem, kết quả thu được sẽ khiến bạn bất ngờ đấy!
6. Bán Bán hàng trên YouTube
Xây dựng kênh bán hàng trên YouTube: Làm các video về hướng dẫn sử dụng, review các sản phẩm mà bạn đang bán, các chương trình khuyến mại, giảm giá,… theo xu hướng hot trend nhất tại thời điểm đó. Nếu có nguồn vốn tốt, chạy quảng cáo YouTube cũng là một ý tưởng hay mà bạn có thể lựa chọn.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc sử dụng phần mềm tăng tương tác YouTube – MKT Tube để seeding, tăng tương tác và kéo view cho kênh YouTube bán hàng của mình. Đây chính là một phần mềm cày view YouTube cực kỳ hiệu quả với những tính năng hữu ích như:
- Seeding, tăng view cho video theo link tổ hợp.
- Seeding, tăng tương tác, tăng subscribe cho kênh YouTube theo yêu cầu.
- Tăng mắt livstream YouTube an toàn, hiệu quả.
- Hỗ trợ quét comment livestream theo thời gian thực, tránh tình trạng bỏ sót đơn hàng hiệu quả.
- Hỗ trợ phân tích dữ liệu kênh YouTube cụ thể, chi tiết từ đó giúp bạn xây dựng kế hoạch phát triển kênh YouTube của mình tốt hơn.
Xem thêm video giới thiệu phần mềm MKT Tube tại đây:
Kết luận
Trên đây là 17 nguyên nhân chính khiến quảng cáo Facebook không hiệu quả mà Phần Mềm MKT đã tổng hợp. Hy vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết!