8 bước cần chuẩn bị để khởi nghiệp kinh doanh khách sạn thành công

5/5 - (1 bình chọn)

Ngành khách sạn tại Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều nhà đầu tư với tiềm năng sinh lời hấp dẫn. Nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp với kinh doanh khách sạn thì đừng bỏ qua bài viết này. Trong bài viết này, Phần mềm Marketing sẽ chia sẻ cho bạn các bước cần chuẩn bị để khởi nghiệp kinh doanh khách sạn thành công.

I. Kinh doanh khách sạn gồm những gì?

Kinh doanh khách sạn là hoạt động cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí và các dịch vụ liên quan khác cho khách hàng, nhằm mục đích thu lợi nhuận.

8 bước cần chuẩn bị để khởi nghiệp kinh doanh khách sạn thành công
8 bước cần chuẩn bị để khởi nghiệp kinh doanh khách sạn thành công

Các doanh nghiệp khách sạn thường cung cấp các dịch vụ như:

  • Dịch vụ lưu trú, bao gồm đặt phòng và nhận phòng
  • Các lựa chọn ăn uống, chẳng hạn như nhà hàng và dịch vụ phòng
  • Tổ chức sự kiện và cơ sở hội nghị
  • Các phương tiện giải trí, như phòng tập thể dục, hồ bơi và spa có thể được sử dụng bởi cả khách của khách sạn và du khách

Hiện nay quy mô khách sạn khách sạn được phân theo 2 loại chính:

  • Khách sạn nhỏ: Quy mô 10 – 40 phòng, các khách sạn này thường được gọi là khách sạn mini. 
  • Khách sạn vừa: Quy mô 40 – 90 phòng, có cung cấp các dịch vụ ăn uống. 
  • Khách sạn lớn: Quy mô hơn 100 phòng, bao gồm nhiều dịch vụ giải trí khác nhau.

II. Tổng quan về ngành khách sạn tại Việt Nam

Ngành khách sạn Việt Nam đang trên đà hồi sinh mạnh mẽ, gắn liền với sự phục hồi của ngành du lịch. Dự kiến doanh thu thị trường khách sạn sẽ đạt 1,49 tỷ USD vào năm 2023 và tăng trưởng 7,37% mỗi năm, đạt 1,98 tỷ USD vào năm 2027.  Sự tăng trưởng này, được thúc đẩy bởi cả khách du lịch nội địa và quốc tế, mang đến nhiều cơ hội hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn mở rộng hoạt động tại thị trường khách sạn Việt Nam. Thị trường Hà Nội đang là điểm sáng thu hút đầu tư, đặc biệt là phân khúc khách sạn cao cấp.

Tổng quan về ngành khách sạn tại Việt Nam
Tổng quan về ngành khách sạn tại Việt Nam

Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi cả khách du lịch nội địa, vốn đã vượt mức trước đại dịch, và khách du lịch quốc tế đang dần phục hồi. Công suất phòng khách sạn đã tăng đáng kể, đạt 64% trong nửa đầu năm 2023, cho thấy sự phục hồi ấn tượng. Đặc biệt, thị trường Hà Nội đang thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài với sự xuất hiện của hàng loạt dự án khách sạn 5 sao mang thương hiệu quốc tế. 

Việc nới lỏng chính sách visa từ 15/8/2023 được kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho du lịch quốc tế, góp phần thúc đẩy ngành khách sạn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Tuy nhiên, vẫn cần thêm thời gian để ngành khách sạn có thể phục hồi hoàn toàn và vượt qua mức trước đại dịch. 

Xem thêm: Bật mí các content khách sạn siêu thu hút

III. Các bước cần chuẩn bị khi khởi nghiệp làm khách sạn

Việc chuẩn bị trước khi bắt đầu kinh doanh một điều gì đó là rất quan trọng. Nhất là với việc bỏ ra một số vốn lớn khi kinh doanh khách sạn. Dưới đây sẽ là 9 điều bạn cần chuẩn bị khi khởi nghiệp làm khách sạn.

1. Lập kế hoạch chi phí cho việc mở khách sạn

Chi phí bỏ ra để mở khách sạn luôn là điều mà mọi người quan tâm. Rất khó để có thể nói ra một con số chính xác bởi nó còn phải phụ thuộc vào quy mô khách sạn, địa điểm mà bạn muốn làm như nào. 

Bạn nên lập một bảng kế hoạch chi phí cần có cho việc mở khách sạn để bạn có thể ước tính được việc mở khách sạn tốn bao nhiêu. Bạn có thể tham khảo bảng dưới đây để dễ hình dung:

Hạng mục Đơn giá Dự toán cuối
Tiền đặt cọc, tiền mua sắm trang thiết bị, thuê địa điểm
Chi phí xây dựng, sửa sang, thiết kế
Chi phí trang trí
Chi phí thành lập ban đầu
Chi phí tư vấn pháp lý
Chi phí quảng cáo
Chi phí phải trả trước khi hoạt động
Vốn lưu động
Chi phí khác
Tổng chi phí dự toán ban đầu

2. Lựa chọn địa điểm

Vị trí là một trong những yếu tố bạn cần đưa ra quyết định thật kỹ càng. Vị trí không chỉ ảnh hưởng đến chi phí tài sản và phí duy trì của khách sạn mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới lựa chọn của khách hàng. Nếu khách sạn của bạn được đặt ở nơi có vị trí thuận lợi cho các hoạt động du lịch thì chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. 

Lựa chọn địa điểm
Lựa chọn địa điểm

Trong quá trình tìm kiếm vị trí, bạn nên dựa vào 2 gợi ý sau đây để bạn lựa chọn vị trí cho khách sạn của mình:

  • Chọn địa điểm gần các địa danh, địa điểm du lịch
  • Chọn địa điểm gần các khu ăn uống, khu vui chơi

3. Hoàn thành các thủ tục pháp lý

Bước tiếp theo để chuẩn bị kinh doanh khách sạn chính là phải hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan. Để xin cấp giấy phép kinh doanh khách sạn, khách sạn của bạn cần đạt một số điều kiện tối thiểu như:

  • Khách sạn phải có ít nhất 10 phòng, mỗi phòng có diện tích tối thiểu 12m² ( phòng đôi) và 9m² (phòng đơn)
  • Khách sạn không được đặt liền kề tại các khu vực có an ninh quốc phòng, các khu vực ô nhiễm. Đảm bảo khách sạn phải được xây dựng cách 100m với trường học và bệnh viện.
Hoàn thành các thủ tục pháp lý
Hoàn thành các thủ tục pháp lý

Các thủ tục pháp lý mà khách sạn cần có:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh khách sạn
  • Giấy chứng nhận an ninh trật tự
  • Giấy phép đủ điều kiện Phòng cháy chữa cháy
  • Giấy cam kết bảo vệ môi trường
  • Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Đăng ký xếp hạng sao cho khách sạn

4. Thiết kế và xây dựng khách sạn

Thiết kế và xây dựng khách sạn là một bước vô cùng quan trọng, đặt nền móng cho sự thành công trong kinh doanh khách sạn. Để công trình đạt hiệu quả cao, chủ đầu tư và đơn vị thiết kế cần ngồi lại với nhau, vạch ra một kế hoạch chi tiết, rõ ràng. Bản kế hoạch này cần xác định rõ nhiệm vụ thiết kế, kế hoạch triển khai, tiến độ thực hiện, đồng thời bám sát các nguyên tắc thiết kế kiến trúc cơ bản. Việc bám sát kế hoạch và nguyên tắc không chỉ giúp tiết kiệm tối đa chi phí mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn, và công năng của công trình.

Thiết kế và xây dựng khách sạn
Thiết kế và xây dựng khách sạn

Bên cạnh việc tối ưu chi phí, thiết kế khách sạn cũng cần hướng đến sự độc đáo và ấn tượng. Kiến trúc khác biệt, phong cách thiết kế riêng, kết hợp với cảnh quan, tiểu cảnh ấn tượng sẽ tạo nên dấu ấn riêng, thu hút khách hàng. Xu hướng thiết kế hiện đại ngày nay chú trọng đến việc kết hợp không gian trong nhà và ngoài trời. Sân thượng, ban công, sân vườn được thiết kế hài hòa với nội thất, kết nối với thiên nhiên. Cửa sổ lớn, tường kính mang đến tầm nhìn đẹp, tăng cường ánh sáng tự nhiên, tạo cảm giác thoải mái cho du khách. 

5. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Để vận hành một khách sạn hiệu quả và mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho du khách, việc tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên chất lượng là vô cùng quan trọng. Quy trình này bao gồm nhiều bước, từ việc xác định nhu cầu nhân lực, tuyển chọn ứng viên phù hợp đến đào tạo bài bản và phát triển kỹ năng cho nhân viên.

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Tùy theo nhiệm vụ của mỗi nhân viên mà sẽ có các nghiệp vụ đào tạo khác nhau:

  • Lễ tân: Kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, tiếng Anh, phần mềm quản lý khách sạn.
  • Buồng phòng: Kỹ năng sắp xếp, bảo quản đồ dùng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Nhân viên kỹ thuật: Kỹ thuật sửa chữa, bảo trì các thiết bị, hệ thống trong khách sạn.

6. Xây dựng hệ thống quản lý

Xây dựng hệ thống quản lý hiệu quả rất quan trọng nếu bạn muốn vận hành khách sạn trơn tru và mang lại lợi nhuận. Xây dựng hệ thống quản lý khách sạn sẽ bao gồm việc ứng dụng phần mềm quản lý chuyên nghiệp để xử lý booking, theo dõi doanh thu, quản lý khách hàng, nhân viên, kho giúp bạn xem báo cáo hoạt động khách sạn tránh sai sót. Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống quản lý sẽ giúp cho các hoạt động như check-in/out, phục vụ phòng, ăn uống, giải quyết khiếu nại,… được theo dõi dễ dàng hơn. 

7. Liên kết khách sạn với các ứng dụng đặt phòng (OTA)

Hiện nay, rất nhiều người chọn đặt phòng khách sạn trên các ứng dụng trực tuyến bởi sự tiện lợi và được mức giá ưu đãi. Việc liên kết khách sạn của bạn trên các ứng dụng trực tuyến (OTA – Online Travel Agent) là chiến lược không thể thiếu để thu hút khách hàng và tối ưu hóa doanh thu. 

Bằng cách hợp tác với các nền tảng OTA phổ biến như Booking.com, Agoda, Expedia, Traveloka,… bạn có thể tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới, tăng khả năng hiển thị của khách sạn, quản lý booking hiệu quả và tự động hóa quy trình đặt phòng. 

Liên kết khách sạn với các ứng dụng đặt phòng (OTA)
Liên kết khách sạn với các ứng dụng đặt phòng (OTA)

Tất nhiên khi bạn liên kết trên các ứng dụng OTA, bạn sẽ phải mất một khoản hoa hồng cho các ứng dụng này. Dưới đây là mức giá chiết khấu của các ứng dụng:

  • Booking: 15%
  • Agoda: 20% trở lên
  • Expedia: 15-17%
  • Airbnb: chỉ phải trả 3%, khách trọ sẽ share bớt và trả 6-12% tùy thời hạn lưu trú dài hay ngắn
  • Hotels.com: 15-18%
  • Traveloka: 15%
  • Luxstay: tối đa là 15%

8. Phát triển chiến lược Marketing 

Sau khi các bước chuẩn bị trên đã hoàn tất, khách sạn của bạn đã có thể đi vào hoạt động. Tuy nhiên lượng khách có thể sẽ không cao vì chưa được nhiều người biết tới do khách sạn của bạn mới. 

Phát triển chiến lược Marketing 
Phát triển chiến lược Marketing

Một trong những các quảng cáo phổ biến hiện nay chính là sử dụng dạng bài đăng video trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook, Instagram,… Nếu bạn đang lo lắng rằng video của bạn khi đăng lên sẽ không thu hút được nhiều khách thì đừng bỏ qua phần mềm MKT Viral – Phần mềm hỗ trợ viral video trên đa nền tảng. MKT Viral là tool auto viral marketing giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao hiệu quả phủ thương hiệu đa nền tảng.

  • Hỗ trợ viral video trên đa nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook, Instagram.
  • Hỗ trợ seeding video tự động
  • Tự động tăng tương tác cho video
  • Chỉnh sửa video hàng loạt với kho filter lên đến 1000

Video giới thiệu phần mềm:

Kết luận

Trên đây là bài viết chia sẻ các bước cần chuẩn bị để khởi nghiệp kinh doanh khách sạn. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!

HIỆU QUẢ – NHANH – DỄ DÙNG là những gì mà sản phẩm của Phần mềm MKT đã, đang và luôn hướng tới. Chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ mọi thông tin hữu ích về Phần mềm MKT. Kết nối ngay để được hỗ trợ MIỄN PHÍ nhanh nhất:

Hotline: 0862.757.222

Group: https://www.facebook.com/groups/807240710504127/

Fanpage: https://www.facebook.com/phanmemmkt.vn

Youtube: https://www.youtube.com/@phanmemmktvn

Tiktok: https://www.tiktok.com/@kenhmkt0dong

Scroll to Top