OKR là gì? Quy trình triển khai okr như thế nào?

5/5 - (1 bình chọn)

Okr là gì? Tại sao okr được triển khai và ứng dụng tại rất nhiều doanh nghiệp lớn như Uber, Google? Cách thức triển khai mô hình này như thế nào? Cùng tìm hiểu tất tần tật thông tin về okr trong bài viết sau đây.

I. Tổng quan về okr là gì?

Trước tiên đi tìm hiểu lý do tại sao okr lại được ứng dụng, thực thi trong rất nhiều doanh nghiệp lớn trên toàn cầu. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu tổng quan thông tin về okr là viết tắt của từ gì, mô hình và nguyên lý hoạt động của okr như thế nào trong phần dưới đây.

1. Okr là gì?

okr là gì
OKR là gì? Quy trình triển khai okr như thế nào?

OKRs là viết tắt của Objective Key Results. Đây là từ tiếng anh thể hiện một phương pháp quản trị doanh nghiệp theo mục tiêu. Phương pháp này đã xuất hiện và được áp dụng lần đầu tiên vào những năm 1970 trên thế giới.

Với OKRs, người quản lí có thể liên kết nội bộ tổ chức với các cá nhân tại các phòng ban trong công ty để đảm bảo việc hợp tác diễn ra tập trung, xuyên suốt. Nhờ đó, người quản lý có thể nắm bắt được định hướng tất cả các thành viên đang đi có đúng mục tiêu đề ra hay không. Từ đó sẽ có những điều chỉnh phù hợp và định hướng lại để đạt được mục tiêu của tổ chức.

2. Mô hình okr là gì?

OKR là phương pháp quản trị doanh nghiệp xoay quanh 2 vấn đề chính: mục tiêu và kết quả. Cụ thể, mô hình hoạt động của okr như sau:

  • Objective (Mục tiêu)

Đây là yếu tố mà doanh nghiệp cần trả lời được câu hỏi “Tôi muốn đi đâu?”, “Chúng ta muốn làm điều gì?”. Một mục tiêu được đặt ra là một tuyên bố để thúc đẩy tổ chức vận hành và phát triển.

Mục tiêu đặt ra cần ngắn gọn, cụ thể, có tính khả thi và có thời gian nhất định để khích lệ, truyền cảm hứng cho nhân viên. Đồng thời, nó cũng cần có tính định tính, tính “vĩ mô” khiến người thực thi bị thu hút, hấp dẫn mong muốn đạt được.

  • Key result (Kết quả then chốt)

Đây là yếu tố bạn cần xác định được “Tôi đến đó bằng cách nào?”, “Làm thế nào để chúng ta thực hiện được điều đó?”, “Làm sao để chúng ta biết mình đã đạt được mục tiêu đề ra hay chưa?”. Nói cách khác, bạn cần đưa ra các định lượng để đo lường sự thành công của mục tiêu. Hay đó cũng chính là cách bạn đưa ra các hành động để bạn thực thi được mục tiêu.

Thông thường, mỗi okr sẽ bao gồm 3-5 kết quả then chốt. Những kết quả này cần chi tiết, có số lượng rõ ràng gắn với các hành động cụ thể.

okrs
Mô hình okr

3. Nguyên lý hoạt động của okr

So với KPI, nguyên lý hoạt động của okr có phần hơi khác biệt. Nó được vận hành dựa trên hệ thống niềm tin như:

  • Tính tham vọng: Mục tiêu (O) luôn được thiết lập cao, mang tính vĩ mô và thông thường sẽ vượt khỏi ngưỡng năng lực của người/nhóm người thực hiện
  • Tính minh bạch: OKR sẽ được công khai cho toàn bộ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên nắm bắt và theo dõi để tập trung thực hiện
  • Tính đo lường được: Kết quả then chốt (KRs) thường được gắn với các con số, các mốc có thể đo lường được.
  • Tính hiệu suất: OKR không đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên

Nói tóm gọn lại, okr luôn được đặt ra minh bạch và có tính tham vọng. Nó thường cao hơn năng lực thật sự của nhân viên để thúc đẩy tinh thần làm việc, bứt phá bản thân ở ngưỡng cao nhất. Tuy vậy, đây không phải là phương pháp để đánh giá năng suất làm việc của nhân viên. Kết quả then chốt chỉ là cầu nối giữa mục tiêu (tham vọng) và thực tế. Và chính vì mục tiêu mang tính vĩ mô nên kết quả then chốt có thể trả về không hoàn toàn chính xác. Do đó okr cần gắn với một cột mốc cụ thể để có thể định lượng, đo lường và so sánh.

Xem thêm: Chăm sóc khách hàng online như thế nào để hiệu quả nhất?

II. Okr có những lợi ích gì?

Okr là phương thức quản trị doanh nghiệp độc đáo được phát triển tại Intel, sau đó được kết thừa và phổ biến tại Google. Microsoft, Uber… Ngày nay, phương pháp này đang dần được phổ biến và ứng dụng hiệu quả tại nhiều doanh nghiệp Việt. Lí do phương pháp này được ưa chuộng và đánh giá cao như thế bởi okr giúp:

okr
Lợi ích okr là gì?
  • Liên kết chặt chẽ nội bộ doanh nghiệp: Với một mục tiêu chung được đặt ra và công khai, minh bạch với toàn bộ nhân viên. Tất cả các vị trí trong công ty đều nắm bắt được và cùng hướng về mục tiêu cuối cùng. Điều đó giúp tạo ra liên kết nội bộ mạnh mẽ cho doanh nghiệp.
  • Nhân viên được trao quyền: Nhờ vào việc họ có cơ hội nắm bắt mục tiêu mà nhân viên có thể tự theo dõi và đánh giá công việc. Điều này khiến họ chủ động hơn, đồng thời có tinh thần trách nhiệm hơn với công việc.
  • Nâng cao hiệu suất công việc: Okr với mục tiêu đầy tham vọng, luôn cao hơn năng lực chính là “đòn bẩy” giúp mọi cá nhân phát huy tất cả khả năng để thực hiện. Điều này có thể khiến họ bứt phá bản thân và có thể đạt được kết quả ngoài mong đợi.
  • Tập trung vào những yếu tố quan trọng: Vì OKR chỉ bao gồm 1 mục tiêu và 3-5 kết quả then chốt nên mỗi cá nhân khi thực hiện không bị phân tán tư tưởng. Nhờ đó, họ sẽ tập trung hơn, chủ động ưu tiên giải quyết những vấn đề cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra.
  • Tăng tính minh bạch, công khai trong nội bộ để cá nhân chủ động kết hợp với các phòng ban, cá nhân khác để vận hành công việc, xử lý vấn đề hiệu quả hơn.
  • Đo lường tiến độ hoàn thành mục tiêu nhờ tính minh bạch và những mục tiêu định tính, có thể đo lường được. Qua các chỉ số đó, OKR sẽ phản ánh được từng cá nhân, từng phòng ban và toàn thể công ty đang hoàn thiện được bao nhiêu % mục tiêu.

Xem thêm: Tiktok marketing là gì? Cách làm marketing trên tiktok hiệu quả

III. Quy trình triển khai okr là gì?

Để thực hiện okr hiệu quả nhất, doanh nghiệp cần tìm hiểu quy trình vận hành và triển khai okr là gì. Quy trình này được trình bày đơn giản trong 4 bước sau:

1. Hoạch định

Bước đầu tiên trong triển khai okr là hoạch định. Đây là bước doanh nghiệp cần xác định rõ lí do cần sử dụng okr trong quản trị doanh nghiệp. Đồng thời, hãy xác định rõ phạm vi, lên kế hoạch triển khai và xác định được các phương thức hỗ trợ để thực thi okr hiệu quả nhất.

okr là gì
Hoạch định okrs

2. Triển khai

Sau khi hoạch định xong, doanh nghiệp sẽ tiến hành triển khai okr. Ở giai đoạn này, người lãnh đạo cần đào tạo và làm rõ nhận thức cho nhân viên. Hãy minh bạch, cho họ thấy rõ sự liên kết từ chiến lược thực thi đến okr, các mục tiêu và kết quả then chốt.

Sau đó, mỗi phòng ban sẽ đưa ra các okr riêng cho mình để thực thi được okr lớn của công ty. Lưu ý khi thực hiện okr, mục tiêu cần có tính thách thức, vĩ mô, tham vọng để kích thích tinh thần nhân viên. Thông thường, mục tiêu được đặt ra cần thu về kết quả đạt được khoảng 70% mục tiêu.

3. Kiểm soát

Trong quá trình triển khai okr, doanh nghiệp luôn cần đến việc check-in (kiểm tra thường xuyên). Có thể thực hiện điều này theo định kỳ tuần, tháng hoặc quý. Đây sẽ là cuộc họp chung hoặc họp 1-1 để các thành viên nhìn nhận lại hoạt động, trao đổi về những vấn đề đang gặp phải khi thực thi mục tiêu. Từ đó, các cá nhân sẽ đề xuất phương án khắc phục, điều chỉnh (nếu cần) để có thể đạt được mục tiêu hiệu quả nhất.

okrs là gì
Kiểm soát okr

4. Điều chỉnh

Cuối cùng, doanh nghiệp nên xem lại và điều chỉnh các mục tiêu, kết quả then chốt đã đặt ra ngay khi phát hiện ra những vấn đề khi thực hiện. Nếu mục tiêu và kết quả then chốt có thể dễ dàng đạt được thì cần tăng mức độ thách thức. Ngược lại, nếu mục tiêu và kết quả then chốt có tính thách thức quá cao, doanh nghiệp cũng cần xem lại để điều chỉnh hoặc điều chỉnh mức độ hoàn thành các mục tiêu và kết quả then chốt đó.

Như vậy, bài viết trên bạn đã được tìm hiểu tất tần tật về okr là gì, lợi ích của okr và quy trình triển khai okr hiệu quả. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích, giúp doanh nghiệp bạn tìm được phương pháp quản trị hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: 

HIỆU QUẢ – NHANH – DỄ DÙNG là những gì mà sản phẩm của Phần mềm MKT đã, đang và luôn hướng tới. Chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ mọi thông tin hữu ích về Phần mềm MKT. Kết nối ngay để được hỗ trợ MIỄN PHÍ nhanh nhất:

Hotline: 0862.757.222

Group: https://www.facebook.com/groups/807240710504127/

Fanpage: https://www.facebook.com/phanmemmkt.vn

Youtube: https://www.youtube.com/@phanmemmktvn

Tiktok: https://www.tiktok.com/@kenhmkt0dong

Scroll to Top